14/02/2023
452 người xem
Chẳng cần phải nói bạn cũng nhận ra được vai trò của Trưởng phòng nhân sự to lớn cỡ nào tại doanh nghiệp trong việc bổ sung và đào tạo đội ngũ chất xám cho tổ chức.
Để bắt đầu hoàn hảo cho sự nghiệp của một Trưởng phòng nhân sự, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng HRC Academy về những tố chất cần thiết của Trưởng phòng nhân sự nhé.
1. Trưởng phòng nhân sự là gì?
Trưởng phòng nhân sự hay còn gọi là HR Manager, đảm nhận việc quán xuyến các công việc liên quan đến đến nhân sự (tuyển dụng, đào tạo), chính sách, quyền lợi của từng cá thể trong công ty. Bên cạnh đó, họ cũng góp phần gắn kết các cá thể trong công ty xích lại gần nhau, cùng nhau đạt mục tiêu chung.
Ở một số doanh nghiệp nhỏ, Trưởng phòng nhân sự tương đương với vị trí giám đốc nhân sự.
2. Những kỹ năng Trưởng phòng nhân sự cần có
Những người làm nhân sự giỏi để bước tiếp lên vị trí cấp quản lý cần là người dung hòa giữa cảm xúc và lý trí; kiến thức, tư duy và sự đồng cảm, công minh, công tâm. Ý thức về những kỹ năng của Trưởng phòng nhân sự, ánh sáng trên lộ trình trở thành Trưởng phòng nhân sự sẽ hé lộ ở cuối đường hầm.
Kỹ năng lãnh đạo nhân viên là là việc dùng năng lực của mình định hướng, tạo ảnh hưởng và thúc đẩy mọi người hành động và nhanh chóng đạt được mục tiêu công việc. Những trưởng phòng nhân sự có kỹ năng lãnh đạo giỏi là người có tầm nhìn, có khả năng chiến lược và biết quản lý những nhân viên của mình để đạt được những thành công chung.
Kỹ năng lãnh đạo gồm tổ hợp các kỹ năng như kỹ năng đưa ra quyết định; kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy, kỹ năng truyền cảm hứng, kỹ năng thấu hiểu, truyền động lực… Tất cả các kỹ năng này là vô cùng cần thiết để tạo nên một trưởng phòng nhân sự có tầm nhìn, có tâm, tài và được nhiều người yêu quý.
Phối hợp cùng các phòng ban của công ty để lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự, theo dõi năng lực nhân viên của công ty, từ đó đưa ra bản mô tả công việc và lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới.
Tiếp theo là tham vấn và giám sát quá trình tuyển dụng, hoạch định những chính sách phù hợp thu hút người tài cho công ty. Bên cạnh đó, phối hợp cùng với các phòng ban khác để tổ chức tuyển dụng cho các vị trí khuyết thiếu trong công ty. Trưởng phòng nhân sự sẽ không phỏng vấn trực tiếp ở các vị trí thấp, họ phỏng vấn ở các cấp cao cấp hơn như tổ trưởng chuyên môn, phó phòng, trưởng phòng thì trưởng phòng nhân sự mới trực tiếp tham gia tuyển dụng.
Ví dụ, theo chủ trương và kế hoạch công ty đề ra, trong vài tháng tới sẽ mở thêm một hệ thống kinh doanh, nhiệm vụ của phòng nhân sự lúc này là tính toán xem mỗi chi nhánh cần bao nhiêu nhân sự, số lượng nhân sự của một hệ thống là bao nhiêu?
Trưởng phòng nhân sự tổ chức và hướng dẫn các nhân viên mới hội nhập, thường công ty chỉ đào tạo ngắn hạn các kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc. Qua đó, TPNS cũng xác định hướng phát triển và nhu cầu đạo của công ty.
Đối với các chương trình đào tạo trên 3 tháng, TPNS quyết định có thu học phí của học viên không? Thông thường các công ty sẽ yêu cầu đem bằng cấp về và cam kết làm việc cho công ty trong khoảng thời gian bao nhiêu lâu.
TPNS là người đánh giá hiệu quả của nhân viên, từ đó đưa ra các quyết định khen thưởng, trả công. Ngoài ra, họ cũng phối hợp với các trưởng phòng ban khác để ra quyết định đề bạt, luôn chuyển, thôi việc… Họ còn thực hiện chức năng hướng dẫn, tư vấn cho các bộ phận khác về chính sách nhân sự của công ty và giữ nhiệm vụ đôn đốc các bộ phận khác thực hiện.
Có thể nói trưởng phòng nhân sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, răn đe, kỷ luật đối với những người vô kỷ luật, thiếu trách nhiệm. Phục vụ cho công tác tuyển chọn, giới thiệu những thành viên xuất sắc trong công ty.
TPNS là người đầu tiên nắm bắt tình hình hoạt động và nhân sự của công ty, do vậy họ cần truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả tới nhân viên. Bên cạnh đó, họ cũng cần có một vốn hiểu biết nhất định về các văn bản và quy định của pháp luật cũng như các vấn đề khác liên quan để đảm bảo công ty làm việc theo đúng yêu cầu của nhà nước.
Chức vụ này còn là cầu nối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước như Sở kế hoạch đầu tư, cảnh sát khu vực, cơ quan phòng cháy chữa cháy.
Trên đây là chia sẻ của HRC Academy về những kỹ năng thiết của Trưởng phòng nhân sự thành công. Hy vọng bạn sẽ có thêm những hiểu biết hữu ích trên hành trình trở thành một Trưởng phòng nhân sự giỏi. Nếu bạn có hứng thú với vị trí Trưởng phòng nhân sự thì hãy liên hệ trực tiếp tới số hotline hoặc đăng ký trực tiếp tại đây để sở hữu trọn bộ bí kíp Khóa huấn luyện - Trưởng phòng nhân sự nhé.
Bình luận