Bài Viết Tổng Hợp

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC & CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO TRONG CÔNG VIỆC

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC & CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO TRONG CÔNG VIỆC

11/08/2024

372 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Trong bối cảnh “bình thường mới” và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực trở thành “mũi nhọn” tiên phong, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường. Vậy, đào tạo nhân lực là gì? Đâu là phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, toàn diện? 

Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian xác định của một tổ chức, nhằm giúp người lao động nắm rõ về kỹ năng và nghiệp vụ tại vị trí đảm nhận. 

Ngoài ra, hoạt động này còn giúp đội ngũ nhân viên bổ sung kiến thức còn thiếu để hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo có thể dài hoặc ngắn tùy theo khối lượng kiến thức, kỹ năng cần có ở vị trí làm việc và nhu cầu của doanh nghiệp.

Thị trường kinh doanh luôn biến động, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược và giải pháp ứng phó. Đồng thời, xu hướng toàn cầu hóa, phát triển công nghiệp tự động hóa cũng mang lại không ít “rào cản”. Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới” và thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược sáng tạo để tái định hình thành công. 

Trong bối cảnh này, đào tạo nguồn nhân lực chính là yếu tố “nòng cốt” giúp mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề phát triển. Đào tạo ở đây không chỉ dừng lại ở kỹ năng mềm hay kỹ năng cứng cơ bản, người lao động cần được cập nhật kiến thức mới, về công nghệ, tự động hóa cũng như phương pháp tân tiến để thúc đẩy hiệu suất công việc. 

Vậy nên, đào tạo nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu chính là tối ưu hóa quy trình làm việc cho nhân viên, nâng cao nền tảng nội lực doanh nghiệp. Khi có nguồn lực con người mạnh, doanh nghiệp mới có thể “đứng vững” và hiện thực hóa mục tiêu tái định hình cũng như những mục tiêu dài hạn.

null

Phương pháp và chương trình đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả

Hiện nay, các phương pháp đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp chia thành hai yếu tố chính là trong công việc và ngoài công việc. Từ cơ sở đó, mỗi doanh nghiệp sẽ tiến hành thiết kế chương trình cũng như cách thức đào tạo phù hợp cho từng vị trí.

Đào tạo nhân lực trong công việc

Đây là phương thức đào tạo nhân lực tại nơi làm việc, do các nhân sự lâu năm hoặc cấp trên trực tiếp hướng dẫn. Theo đó, người lao động sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao. Các hình thức đào tạo cho nhân viên trong trường hợp này gồm:

  • Phương pháp đào tạo: Chỉ dẫn công việc

Đầu tiên, quản lý sẽ giới thiệu, giải thích về yêu cầu và mục tiêu của từng vị trí nghề nghiệp. Tiếp theo, người lao động sẽ được hướng dẫn chi tiết cách thực hiện và thao tác làm việc. Bằng cách này, nhân viên có thể nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng cần thiết thông qua quan sát thực tế và thực hành dưới sự hướng dẫn của người dạy.

Phương pháp này được đông đảo doanh nghiệp áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Theo đó, người hướng dẫn sẽ trực tiếp đo lường hiệu suất, năng lực của nhân viên, đồng thời “theo sát” nhân viên để kịp thời đưa ra phản hồi, góp ý. Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới”, mọi doanh nghiệp trở lại làm trực tiếp, phương pháp này sẽ đẩy nhanh quá trình đào tạo, giúp đội ngũ nhân sự sớm “bắt nhịp” với chiến lược mới.

  • Phương pháp đào tạo: Học nghề

Hình thức này sẽ bắt đầu bằng việc học lý thuyết trước, thông qua các giáo trình đào tạo nhân lực. Sau đó, học viên sẽ được đưa đến nơi làm việc để thực hành theo thời gian quy định cho đến khi thành thạo tất cả các kỹ năng.

  • Phương pháp đào tạo: Kèm cặp

Hình thức này thường áp dụng cho các nhân sự ở cấp quản lý để có thể phát triển đầy đủ các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và tương lai. Theo đó, nhân viên sẽ được kèm cặp bởi một người quản lý ở cấp cao hơn, một lãnh đạo hoặc một cố vấn có kinh nghiệm.

  • Phương pháp đào tạo: Luân chuyển vị trí

Người lao động sẽ được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau để nắm bắt đầy đủ kỹ năng và kiến thức ở các bộ phận trong tổ chức. Điều này có thể giúp họ đảm nhận được những vị trí cao hơn trong tương lai. 

Đào tạo nhân sự ngoài công việc

Đây là hình thức đào tạo tách rời hoàn toàn với công việc thực tế. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức đào tạo nhân sự sau:

  • Phương thức đào tạo: Mở các lớp đào tạo bên ngoài

Với những nghề nghiệp có tính chất phức tạp, việc kèm cặp và hướng dẫn không thể đáp ứng đủ chất lượng và số lượng nhân viên tham sự. Lúc này, bạn lãnh đạo có thể lựa chọn phương án là mở lớp đào tạo bên ngoài. 

Cụ thể, chương trình này sẽ bao gồm cả 2 phần lý thuyết và thực hành do các nhân sự trong doanh nghiệp hướng dẫn. Phần lý thuyết sẽ được giảng dạy tập trung cho kỹ sư, cán bộ phụ trách, ngược lại, phần thực hành do công nhân lành nghề trực tiếp chỉ dạy tại xưởng. Phương thức này chủ yếu sử dụng cho lực lượng nhân công sản xuất hoặc bộ phận kỹ thuật.

  • Phương thức đào tạo: Tổ chức các buổi tọa đàm, thảo luận

Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi tọa đàm trực tiếp tại công ty hoặc kết hợp với đơn vị bên ngoài để truyền đạt kiến thức cần thiết đến đội ngũ nhân viên. Phương thức này rất phù hợp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận kinh nghiệm từ ban lãnh đạo và các chuyên gia để nhân viên có thêm động lực làm việc.

  • Phương thức đào tạo: Cử người đi học lớp đào tạo chính quy

Nếu không đủ điều kiện mở lớp đào tạo hoặc tọa đàm, doanh nghiệp có thể gửi nhân sự đến học tại lớp đào tạo chính quy do các Bộ, Ngành hoặc Trung ương tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này khá tốn kém về thời gian và kinh phí nên thường áp dụng cho các vị trí chuyên môn hoặc cấp bậc quản lý.

  • Phương thức đào tạo: Ứng dụng công nghệ để phát triển nguồn nhân lực

Nếu muốn phát triển đội ngũ nhân sự toàn diện, đồng đều và tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp có thể lựa chọn các ứng dụng công nghệ. Những phần mềm thông minh này sẽ giúp ban quản lý nắm rõ mức độ tiếp nhận kiến thức của nhân viên, giảm thiểu tối đa ngân sách dành cho việc đào tạo.

Một trong những ví dụ về đào tạo nhân lực của hình thức này là chương trình bồi dưỡng tiếng Anh dành cho người lao động. Bởi lẽ nhiều doanh nghiệp hiểu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo tiếng Anh cho nhân viên trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. 

Tuy nhiên, thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có sẵn đội ngũ chuyên môn để đào tạo một cách bài bản, hiệu quả. Trong khi đó, việc thuê trung tâm hoặc giáo viên ngoài rất khó để sắp xếp thời gian, hơn nữa cũng tốn kém không ít chi phí.

Bình luận