23/05/2023
452 người xem
1. Phong cách quản lý của bạn là gì?
Nhiều nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên thể hiện những phong cách quản lý riêng biệt của chính bạn. Vì thế đừng ngần ngại chia sẻ những cách quản lý thường ngày của bạn và chứng minh cách để trở thành trưởng phòng nhân sự giỏi với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, khi bạn chuyển sang công ty mới với một nền văn hóa doanh nghiệp riêng biệt, hãy thể hiện cách quản lý sao cho phù hợp với công ty mới. Hãy mô tả phong cách quản lý cá nhân của riêng bạn nhưng đồng thời thể hiện được sự cởi mở và linh hoạt.
2. Là HRmanager, bạn sẽ thúc đẩy phòng ban như thế nào?
Hiện nay, trưởng phòng nhân sự không chỉ đơn thuần thực hiện các công việc liên quan tới hành chính nhân sự mà còn thực hiện nhiều công tác khác trong hoạt động doanh nghiệp. Do đó, để nổi trội hơn so với các ứng viên cấp cao khác,bạn cần thể hiện được những sáng kiến giúp bạn phát huy được hết năng lực phòng nhân sự.
Trình bày những phương án bạn có thể thực hiện để đo lường thành công. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng, các sáng kiến sẽ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của doanh nghiệp như thế nào? Bạn sẽ thúc đẩy khả năng làm việc của nhân sự ra sao bằng những hoạch định, điều hướng dài hạn cho doanh nghiệp.
3. Bạn thích điều gì nhất về thế giới nguồn nhân lực?
Đây là câu hỏi giúp đánh giá tầm nhìn của ứng viên trong chính ngành nghề họ đang theo đuổi. Tuyển trưởng phòng nhân sự Bình Dương hoặc các tỉnh thành khác đòi hỏi ứng viên cần có tầm nhìn nhất định về thế giới nguồn nhân lực hiện nay.
Hãy tránh thể hiện những quan điểm tiêu cực. Nếu bạn không yêu thích việc tuyển dụng, không nên thể hiện rằng “Tôi ghét việc tuyển dụng”. Thay vào đó, hãy trả lời khôn khéo như “Tuyển dụng không phải là đam mê của tôi nhưng tôi biết tầm quan trọng của chúng với công ty là gì. Do đó, tôi không ngại việc coi công tác tuyển dụng nhân sự cấp cao là một trong những trách nhiệm của tôi”.
4. Mô tả một nơi làm việc lý tưởng của bạn?
Câu hỏi phỏng vấn quản lý này mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Chúng cho phép ứng viên có thể mô tả những thông tin bạn cần để thực hiện công việc của bạn một cách thành công. Đồng thời tìm hiểu xem công ty bạn đang phỏng vấn có đáp ứng được những yêu cầu phù hợp với một môi trường làm việc lý tưởng.
Đây được xem là một khởi đầu tốt giúp bạn thể hiện cách bạn hình thành nơi làm việc và văn hóa doanh nghiệp nếu trúng tuyển vị trí việc làm này.
5. Là một nhân sự, quan điểm của bạn về việc sa thải nhân sự là gì?
Mục tiêu của trưởng phòng nhân sự là hướng tới đảm bảo sự ổn định nhân sự trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bạn sẽ phải thực hiện việc sa thải nhân sự. Hãy thể hiện quan điểm của mình về việc này một cách khéo léo nhất có thể.
Hãy cho thấy rằng mình là người đứng đầu có sự khách quan và không thiên vị bất cứ nhân sự nào. Câu trả lời tốt nhất là: “Tôi không bao giờ khuyến khích việc sa thải nhân sự trong doanh nghiệp. Tuy nhiên khi cần một nhân viên ra đi để đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, là một trưởng phòng nhân sự, tôi sẽ thực hiện sa thải nhân viên khi cần thiết.”
6. Cách bạn đối phó với một tình huống thiếu đạo đức là gì?
Công việc của trưởng phòng nhân sự luôn luôn đối mặt với nhiều mâu thuẫn nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp. Bạn không thể trả lời câu hỏi này chỉ bằng cách bình luận về một hành vi phi đạo đức mà bạn chứng kiến. Bạn hãy nói về một thời điểm bạn thấy một nhân sự hành động thiếu văn hóa và bạn đã làm gì để chống lại nó.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trực tiếp cho vấn để này. Bạn hãy chuẩn bị sẵn một kịch bản giả định. Hãy suy nghĩ xem bạn sẽ khắc phục tình huống này thế nào.
7. Bạn sẽ hỏi tôi câu hỏi nào nếu bạn là người phỏng vấn?
Đây chính là cơ hội giúp bạn thể hiện các ý tưởng ấp ủ của mình cho công ty ứng tuyển. Hãy đặt những câu hỏi thể hiện hiểu biết của bạn về ứng viên công ty cần trong thời điểm hiện tại của họ.
Chẳng hạn công ty của bạn đang có nhiều dữ liệu hơn, hãy hỏi các câu hỏi về trải nghiệm của ứng viên trong việc báo cáo và phân tích. Ngoài ra, những câu hỏi kỳ quặc cũng khiến nhà tuyển dụng phải nhớ tới bạn nhưng hãy giải thích tại sao bạn nghĩ chúng có giá trị.
8. Xu hướng nào hình thành các bộ phận nhân sự trong 5 năm tới?
Nếu bạn đã làm việc trong vị trí HR manager lâu, bạn chắc chắn sẽ có những suy nghĩ riêng về xu hướng nhân sự trong tương lai. Tuy nhiên, chúng sẽ không bao giờ là đủ để bạn có thể theo kịp xu hướng nhân sự mới nhất hiện nay.
Với 8 câu hỏi tuyển trưởng phòng nhân sự này, bạn có thể cung cấp một vài thông tin bạn có được từ các bản tin nhân sự, hội nghị bạn từng tham dự. Một vài xu hướng nhân sự được Tiến sĩ Andrew Chamberlain nhận định trong tương lai là: sự thông minh sáng tạo, minh bạch và liên tục sáng tạo.
Hy vọng với những lời tư vấn về 8 câu hỏi tuyển dụng trưởng phòng nhân sự sẽ giúp bạn đạt được những công việc mơ ước trong tương lai.
Bình luận