Bài Viết QTNS - HRM

Career Path - Lộ trình thăng tiến của nhân viên

Career Path - Lộ trình thăng tiến của nhân viên

05/08/2024

241 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Career Path - Lộ trình thăng tiến của nhân viên

1. Career Path là gì? Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng Career Path?

1.1. Định nghĩa

Career Path (Lộ trình phát triển nghề nghiệp) được định nghĩa là một kế hoạch dài hạn bao gồm các bước hoặc nhiệm vụ cụ thể giúp bạn thăng tiến đến một vị trí nhất định trong sự nghiệp và lĩnh vực của mình.

Career Path thường được bộ phận HR xây dựng cho nhân viên của một doanh nghiệp, mô tả sự tiến bộ và cơ hội thăng tiến mà một cá nhân có thể trải qua, từ vị trí cơ bản, trung cấp đến các vị trí quản lý hoặc chuyên gia cao cấp. 

Hiểu đơn giản, đây chính là lộ trình phát triển của nhân viên tại công ty, với mục tiêu là leo lên từng nấc thang một trên hành trình đó. 

Mỗi doanh nghiệp xác định các Career Path riêng, dựa trên cấp bậc trong cấu trúc tổ chức và yêu cầu công việc của họ.

1.2. Ý nghĩa của Career Path đối với doanh nghiệp

Thu hút ứng viên tiềm năng

Công ty nghiên cứu Workplace Intelligence hợp tác cùng Amazon, đã thực hiện cuộc khảo sát cho thấy rằng đại đa số nhân viên đều mong muốn được gia nhập công ty có lộ trình công việc rõ ràng khi cân nhắc chuyển việc.

Với sự cạnh tranh và bão hòa ngành nghề như hiện nay, Career Path chính là một trong những “quân cờ” mạnh, giúp doanh nghiệp chiếm ưu thế cạnh tranh hơn trong tâm trí người lao động. 

Tăng khả năng giữ chân nhân viên

Career Path sẽ cho các thành viên trong mỗi phòng ban hình dung rõ nét về tương lai của mình trong hành trình gắn bó với công ty. Điều này giúp nhân sự cảm thấy được tôn trọng, được ghi nhận, từ đó mang lại sự hài lòng trong công việc cao hơn. 

Khi nhân viên nhìn thấy cơ hội thăng tiến trong tổ chức của mình, họ sẽ ít tìm kiếm cơ hội ở nơi khác. Điều này có thể làm giảm đáng kể turnover rate – tỷ lệ nghỉ việc, giúp công ty tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.

Nâng cao hiệu suất công việc của nhân viên

Career Path giúp nhân viên biết rõ các mục tiêu và hướng đi mà họ có thể theo đuổi trong công ty. Điều này tạo ra một khung phát triển rõ ràng và giúp nhân viên tập trung vào việc hoàn thiện các kỹ năng và đạt được các mục tiêu hay KPI của mình.

Khi nhân viên nhận thấy rằng công ty quan tâm và hỗ trợ sự phát triển cá nhân của họ thông qua Career Path, họ sẽ cảm thấy cam kết hơn đối với công việc, từ đó có động lực làm việc chăm chỉ và đóng góp tích cực hơn.

Đảm bảo tương lai doanh nghiệp

Khi nhân viên được thúc đẩy tham gia vào các vai trò và nhiệm vụ mới, đòi hỏi họ cần vận dụng tối đa kinh nghiệm ở các khía cạnh khác nhau. Điều này thúc đẩy tinh thần học hỏi và sẵn lòng chấp nhận thách thức, giúp nhân viên phát triển và nâng cao năng lực cá nhân.

Thông qua đó, Career Path chính là “công cụ” để tạo ra 1 nguồn nhân lực nội bộ mạnh mẽ, linh hoạt, đáp ứng những thay đổi không ngừng của thị trường và công nghệ. 

1.3. Ý nghĩa của Career Path đối với nhân viên

Sự đánh giá công bằng lương thưởng

Career Path cung cấp một hệ thống đánh giá công bằng và minh bạch để đo lường hiệu suất và tiến bộ của nhân viên. Điều này giúp đảm bảo rằng nhân viên được công nhận và thưởng bổng xứng đáng với đóng góp của họ. 

Career Path cũng có thể cung cấp thông tin về các yêu cầu và tiêu chuẩn để đạt được các mức thưởng hoặc tăng lương. Đây chính là cơ hội thăng tiến cho mỗi nhân viên, giúp họ từng bước xây dựng cho mình “chỗ đứng” vững chắc trong doanh nghiệp. 

Định hình mục tiêu cá nhân

Career Path giúp nhân viên hiểu rõ hơn về hướng đi của mình trong sự nghiệp và xây dựng kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu cá nhân. Điều này giúp họ cảm thấy chủ động kiểm soát hơn về sự nghiệp của mình, và có thể định hình tương lai của mình ở công ty theo hướng tích cực.

Tạo động lực phát triển cá nhân

Có thể nói, Career Path chính là con đường để mỗi nhân sự có niềm tin vào bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình

Thông qua các vai trò, dự án và nhiệm vụ khác nhau trong lộ trình sự nghiệp đó, nhân viên có cơ hội rèn luyện và nắm vững đa dạng các kỹ năng chuyên môn, lãnh đạo, quản lý dự án, giao tiếp,… Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất công việc hiện tại, mà còn là bước đệm chuẩn bị cho việc đối mặt những thách thức trên con đường phát triển bản thân trong tương lai. 

null

2. Phân loại Career Path

2.1. Career Path theo chiều dọc

Xây dựng Career Path theo chiều dọc tập trung vào việc phát triển sự nghiệp của một cá nhân trong cùng một lĩnh vực hoặc bộ phận của tổ chức. 

Các bước trên Career Path này thường đi từ các vai trò cơ bản đến các vị trí quản lý và lãnh đạo cao hơn. Đây là kiểu phát triển sự nghiệp phổ biến trong nhiều tổ chức.

Lấy ví dụ, trong bộ phận Phát triển sản phẩm (Product) của công ty, một nhân viên có thể bắt đầu với vị trí thực tập sinh lập trình viên. Sau khi có kinh nghiệm và phát triển kỹ năng, họ có thể thăng tiến lên các vị trí như lập trình viên cấp cao, kỹ sư phần mềm, quản lý dự án,, và sau đó có thể trở thành một quản lý cao cấp hoặc một giám đốc kỹ thuật.

2.2. Career Path theo chiều ngang

Career Path theo chiều ngang tập trung vào việc phát triển sự nghiệp của một cá nhân thông qua việc chuyển đổi giữa các lĩnh vực hoặc bộ phận khác nhau trong tổ chức.

Đây cũng là một phương thức phát triển sự nghiệp phổ biến, đặc biệt là trong các môi trường đánh giá cao sự linh hoạt và kỹ năng đa dạng của nhân viên.

Lấy ví dụ, thay vì thăng tiến theo một dòng thẳng từ vị trí thấp đến vị trí cao trong cùng một bộ phận Marketing, một nhân viên có thể chuyển sang bộ phận Kinh doanh (Sales) sau khi hoàn thành một khóa học đào tạo nội bộ. 

null

3. Ví dụ xây dựng lộ trình thăng tiến cho bộ phân Nhân sự HR

Tùy thuộc vào vai trò được đảm nhận, bộ phận HR sẽ có từng Career Path tương ứng. 

Nhân viên Nhân sự (HR Assistant/HR Coordinator): Bắt đầu từ vị trí này, nhân viên thường tham gia vào các nhiệm vụ cơ bản như quản lý thông tin nhân viên, hỗ trợ trong quy trình tuyển dụng, và xử lý các vấn đề hàng ngày của bộ phận nhân sự.

Chuyên viên Nhân sự (HR Specialist): Sau khi có kinh nghiệm, họ có thể chuyển lên vị trí chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể của nhân sự như tuyển dụng, đào tạo và phát triển, hoặc quản lý hiệu suất. Vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên môn sâu hơn và thường có trách nhiệm quản lý các dự án nhỏ trong lĩnh vực của mình.

Quản lý Nhân sự (HR Manager)Là một bước tiến lớn, HR Manager có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của bộ phận nhân sự. Họ thường giám sát nhóm nhân viên HR, phát triển chính sách nhân sự và hỗ trợ các quá trình nhân sự toàn diện trong tổ chức.

Giám đốc Nhân sự (HR Director)Là người đứng đầu bộ phận nhân sự trong tổ chức, HR Director thường tham gia vào việc định hình chiến lược tổ chức liên quan đến nhân sự. Họ có trách nhiệm đảm bảo rằng chiến lược nhân sự hỗ trợ mục tiêu và nhu cầu kinh doanh của tổ chức.

Giám đốc Nhân sự Cấp cao (Chief HR Officer – CHRO): Là vị trí cấp cao nhất trong lĩnh vực nhân sự, CHRO thường là thành viên của ban lãnh đạo và có ảnh hưởng lớn đến chiến lược tổ chức. Họ định hình và thúc đẩy các chính sách và chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu và giá trị của tổ chức.

null

5. Vai trò của bộ phận HR trong xây dựng Career Path

Nhân sự là bộ phận chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn đề của một nhân viên từ khi vào công ty (onboard) đến lúc rời công ty (offboard). Việc xây dựng và thúc đẩy nhân sự theo đuổi Career Path của doanh nghiệp cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ phận Nhân sự. 

Qua đó, bộ phận Nhân sự thường phải nghiên cứu và phân tích các vị trí công việc trong tổ chức để hiểu rõ yêu cầu và kỹ năng cần thiết cho từng cấp bậc và lĩnh vực phát triển. Điều này đảm bảo rằng Career Path được xây dựng dựa trên cả những kiến thức, kinh nghiệm thị trường và năng lực cùng tư duy hệ thống, phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. 

Sau đó, HR cũng chính là những người tư vấn, tham gia định hướng, cung cấp thông tin về các cơ hội phát triển, đề xuất các khóa đào tạo và chứng chỉ phù hợp, và hỗ trợ nhân viên trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp và lựa chọn con đường phát triển.

Sau đó, bộ phận Nhân sự sẽ tiếp tục đồng hành cùng nhân viên công ty, phản hồi và đề xuất điều chỉnh khi cần thiết, đảm bảo rằng Career Path của nhân viên đang được phát huy hiệu quả và nhân viên hài lòng về lộ trình hiện tại. 

 

Bình luận