15/06/2022
452 người xem
Vị trí chuyên viên nhân sự (HR Specialist) thu hút được nhiều ứng viên quan tâm bởi sự năng động và linh hoạt, nhưng làm sao để trở thành chuyên viên nhân sự tổng hợp xuất sắc thì không phải ai cũng biết.
Chuyên viên nhân sự tổng hợp là người phụ trách việc giám sát hoạt động của phòng hành chính nhân sự. Phạm vi làm việc của vị trí này khá rộng từ quản lý nhân sự đến hỗ trợ tuyển dụng và tùy vào quy mô doanh nghiệp mà mô tả công việc của chuyên viên nhân sự sẽ có những điểm khác biệt.
Dù ở mỗi doanh nghiệp vị trí này sẽ đảm nhận công việc khác nhau, nhưng nhìn chung đối với vị trí chuyên viên nhân sự tổng hợp sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo tuyển được nhân viên phù hợp nhất cho các vị trí cụ thể.
Theo nhận định của HRC Academy, dưới đây là những tố chất để giúp bạn trở thành nhân viên nhân sự tổng hợp xuất sắc:
Tố chất đầu tiên để trở thành một chuyên viên nhân sự xuất sắc là sự đa nhiệm. Sự đa nhiệm ở đây nghĩa là khả năng xử lý, quản lý nhiều công việc cùng một lúc. Vì phải đảm đương rất nhiều công việc khác nhau, chuyên viên nhân sự cần phải giải quyết các vấn đề khác nhau từ việc tuyển dụng đầu vào đến việc đánh giá, bồi dưỡng ứng viên, sa thải cũng như góp phần vào việc xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, năng động.
Khả năng tiếp theo mà chuyên viên nhân sự tổng hợp xuất sắc cần có là khả năng đánh giá và định hướng cho nhân viên. Cho dù ở vị trí nào thì những người làm nhân sự làm việc với con người và củng cố, phát triển nguồn nhân lực.
Vì vậy, những người làm ở vị trí này cần phải biết khai thác và đánh giá năng lực đúng đắn và có thể vạch ra lộ trình phát triển của mỗi nhân viên. Dựa trên những phân tích, đánh giá ưu nhược điểm của từng nhân viên để đánh giá đúng năng lực và vạch ra lộ trình đào tạo riêng.
Dù làm ở bất kỳ công việc gì thì sự tận tâm với công việc là trách nhiệm phải có. Sự yêu nghề, trách nhiệm với công việc mình làm sẽ giúp bạn thăng tiến trong nghề nghiệp. Sự tận tâm chính là sự cống hiến và trách nhiệm với nghề nghiệp đã chọn, có kế hoạch xây dựng lộ trình thăng tiến cho bản thân.
Sự tận tâm còn được hiểu là hết mình với công việc và nhiệm vụ mà công ty giao cho, cũng như cố gắng giúp đỡ các nhân viên khác hoàn thành nhiệm vụ chung. Bỏ qua lợi ích cá nhân, hướng đến mục tiêu chung của toàn công ty.
Nhân viên nhân sự tổng hợp cũng cần cần phải có sự hiểu biết rộng về các kiến thức kinh tế, xã hội, chính trị để nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nhân sự và dự báo được thị trường nhân sự. Ngoài ra, còn phải am hiểu các kiến thức về luật pháp liên quan đến bảo hiểm lao động, chi trả tiền lương, thuế… để tư vấn giải đáp cho nhân viên khi có vướng mắc.
Bên cạnh đó, những người làm nhân sự phải có sự quảng giao tốt, tức là có mối quan hệ rộng rãi với cả những người trong và ngoài lĩnh vực. Điều này giúp họ không chỉ chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm mà còn giúp họ thăng tiến nhanh hơn trong sự nghiệp.
Các kỹ năng mềm cần thiết của một chuyên viên nhân sự tổng hợp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng tin học và kỹ năng ngoại ngữ (nếu có). Đây là các kỹ năng then chốt để trở thành một chuyên viên nhân sự tổng hợp xuất sắc.
Với kỹ năng giao tiếp, chuyên viên nhân sự tổng hợp không chỉ lưu loát khi giao tiếp mà cả trên văn bản. Họ phải sử dụng tin học văn phòng để chuyên nghiệp hóa việc quản lý và xử lý thông tin nhân sự.
Trong thời đại toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, kỹ năng ngoại ngữ là điều vô cùng cần thiết. Để làm trong các tập đoàn lớn có mức đãi ngộ tốt thì người làm nhân sự cần giỏi ngoại ngữ. Hãy hình dung nếu như nhân viên của bạn là người nước ngoài và bạn không thể trao đổi, giao tiếp được với họ hay phải xử lý những văn bản nước ngoài dài ngoằng. Vì vậy việc giỏi ngoại ngữ không chỉ giúp bạn giải quyết được công việc mà còn được mọi người đánh giá cao.
Tóm lại, việc trở thành chuyên viên nhân sự tổng hợp xuất sắc không phải quá khó, điều kiện cần là phải có đủ đam mê và năng lực để theo đuổi nghề. Nhưng trước hết muốn giỏi phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm để sống tốt với nghề.
Với vị trí của một chuyên môn chuyên viên nhân sự tổng hợp, thì để thực hiện tốt ở vị trí này thì người đảm nhận vị trí này phải có các kiến thức chuyên môn dưới đây:
Đầu tiên, chuyên viên nhân sự cần có kỹ năng dự tính, hoạch định về bộ máy của doanh nghiệp hay đơn vị mà mình đang làm việc xem có khuyết thiếu và cần cần bổ sung ở đâu? Khi có dự án kinh doanh mới, chuyên viên nhân sự tổng hợp cũng phải tính toán số lượng nhân sự cần biết của mỗi chi nhánh, từ đó tính ra số lượng nhân sự tổng cần thiết để vận hành.
Một chuyên viên tổng hợp còn phải biết cách sắp xếp, bố trí nhân sự cho phù hợp điều kiện làm việc của từng phòng ban. Sắp xếp nhân sự từ trước khi tuyển dụng, trong quá trình đào tạo và đến khi đi làm. Bố trí nhân sự ở vị trí “đúng người, đúng việc” để họ phát huy tối đa năng lực.
Thứ hai là kỹ năng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tiềm năng. Nghề làm nhân sự luôn gắn liền với việc tuyển dụng và tuyển chọn. Vì vậy, kỹ năng xây dựng mối quan hệ và phát triển lực lượng nhân sự rất tiềm năng rất quan trọng. Người làm nhân sự còn phải tính toán lượng nhân sự dự trù cho những sự biến động nhân sự.
Thứ ba, người làm nhân sự tổng hợp cùng cần có kỹ năng xây dựng và lên kế hoạch tuyển dụng phỏng vấn hiệu quả. Các buổi tuyển dụng và phương án tuyển dụng cần được lên kế hoạch trước khi bắt đầu thực hiện. Việc này chứng tỏ phong cách làm việc chuyên nghiệp của người làm nhân sự tổng hợp, cũng như cho ứng viên biết rằng sự chuyên nghiệp của công ty.
Thứ tư, tổ chức và lên kế hoạch cho các chương trình hội nhập và đào tạo nhân viên mới để nhân viên mới có thể dễ dàng hòa nhập. Bên cạnh đó, tiến hành khảo sát/đánh giá chất lượng nhân sự cũ, tham vấn bộ phận quản lý của các phòng ban, sau đó lập kế hoạch đào tào, bổ sung các kiến thức cần thiết cho nhân sự.
Thứ năm, chuyên viên nhân sự tổng hợp thực hiện các công việc C&B. Thực hiện chấm công và thiết lập bảng chấm công, bảng overtime hàng tháng. Tính thu nhập hàng tháng và phối hợp với phòng kế toán hành chính thực hiện trả lương đúng thời hạn.
Thêm vào đó, chuyên viên nhân sự còn thực hiện các công việc như theo dõi, đăng ký tăng/ giảm BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng. Giải quyết các các chế độ đau ốm, thai sản có liên quan đến bảo hiểm. Cuối cùng là tiến hành theo dõi và thực hiện các chính sách phúc lợi của Công ty cho CBNV (Các chính sách thưởng lễ tết, hiếu, hỉ…)
Nguồn: Tổng hợp
Bình luận