Bài Viết QTNS - HRM

14 CÂU HỎI MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG SẼ HỎI TRONG PHỎNG VẤN VỊ TRÍ TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ

14 CÂU HỎI MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG SẼ HỎI TRONG PHỎNG VẤN VỊ TRÍ TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ

02/08/2024

372 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

14 CÂU HỎI CHO VỊ TRÍ TRƯỞNG PHÒNG NHÂN SỰ - HRM
 
Trưởng phòng nhân sự hay trưởng phòng hành chính nhân sự (HRM): là một vị trí được rất nhiều người mong muốn đạt được. Tuy nhiên để chạm tay vào chiếc ghế này thì không phải ai cũng làm được, bởi chúng đòi hỏi nhiều yếu tố bao gồm kiến thức, kỹ năng khác nhau. Nhưng trước hết bạn vẫn cần phải vượt qua vòng phỏng vấn đầy ‘cân não’ với loạt câu hỏi dưới đây.
 
Trưởng Phòng Nhân Sự  hay Trưởng phòng hành chính nhân sự họ là người đứng đầu bộ phận nhân sự của doanh nghiệp, điều hành và phân phó nhiệm vụ cho mọi người trong nhóm, hỗ trợ các phòng ban khác và lãnh đạo cấp cao về những vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, Trưởng phòng hành chính nhân sự còn thực hiện công việc Giám sát, Tuyển dụng, đào tạo nhân sự và rất nhiều nhiệm vụ khác nhau.
 
 
1. Bạn có kinh nghiệm như thế nào khi ở vị trí Trưởng phòng hành chính nhân sự?
Kinh nghiệm là điều mà mọi nhà tuyển dụng đều hướng đến. Bên cạnh bằng cấp, chuyên môn sâu thì kinh nghiệm chính là yếu tố hàng đầu để giúp một người quản lý có thể điều hành tốt công việc, đảm nhận trách nhiệm của mình và mang lại những giá trị thiết thực cho công ty.
 
Nếu ứng viên nêu ra được những ‘gạch đầu dòng’ cụ thể và sát với tiêu chí công việc của công ty yêu cầu thì đó là nhân tố tiềm năng để bạn lựa chọn.
 
2. Kinh nghiệm bạn giảm chi phí là gì?
Trưởng phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm quản lý ngân sách liên quan đến chức năng của mình. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể thấy được khả năng tính toán tốt, cách điều chỉnh ngân sách, tiết kiệm chi phí hiệu quả, có phù hợp với chính sách và vị trí công việc trong công ty hay không?
 
Ứng viên có thể nêu ra cách tiết kiệm chi phí mà vẫn đem về hiệu quả cao là sử dụng phần mềm mới có thể cung cấp đào tạo cho nhân viên, tăng hiệu suất làm việc.
 
3. Là Trưởng phòng nhân sự, cách bạn thúc đẩy nhân viên hiệu quả như thế nào?
Thực tế, Trưởng phòng hành chính nhân sự không chỉ thực hiện các công việc liên quan đến hành chính nhân sự nữa mà họ còn đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau của hoạt động doanh nghiệp.
 
Nhà tuyển dụng quan tâm đến cách ứng viên giải quyết tình huống để xem kỹ năng xử lý của họ thế nào, biện pháp đưa ra có tính khả thi hay không, điều này chứng tỏ ứng viên đã có kinh nghiệm trong việc quản lý nhân sự.
 
4. Điều gì khiến bạn quyết định sa thải nhân viên?
Trưởng phòng hành chính nhân sự phải đảm bảo sự ổn định nhân sự trong doanh nghiệp, tìm kiếm nhân tài và loại bỏ đi những người làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả đơn vị. Một quản lý giỏi là biết sử dụng đúng người, trong đó có việc sa thải nhân sự.
 
Nhà tuyển dụng căn cứ vào nhiều yếu tố liên quan để xem xét cách sa thải nhân viên của ứng viên, liệu họ có thực sự chính xác trong mọi quyết định, vì mục tiêu chung của tổ chức hay không? Có dùng cảm tính cá nhân để điều hành công việc?
 
5. Mô tả chiến lược tuyển dụng của bạn khi làm Trưởng phòng hành chính nhân sự?
Các nhà lãnh đạo đều hiểu được tầm quan trọng của nguồn nhân lực, họ đều muốn sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và trách nhiệm này sẽ càng nặng nề hơn cho Trưởng phòng hành chính nhân sự.
 
Để tuyển dụng và giữ chân được nhân tài cho công ty thì Trưởng phòng hành chính nhân sự cần có một chiến lược, kế hoạch cụ thể, hiệu quả. Đây cũng là điều mà người phỏng vấn muốn thấy ở ứng viên.
 
Nếu ứng viên trả lời được quy trình tuyển dụng tốt từ bước xác định đối tượng, vị trí tuyển dụng đến cách lọc câu hỏi phỏng vấn, tìm nguồn ứng viên ở đâu một cách thuyết phục thì bạn nên cân nhắc lựa chọn.
 
6. Cách bạn xử lý xung đột trong nhóm là gì?
 
Câu hỏi tình huống cho phép nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn phong cách quản lý của ứng viên trong vai trò của Trưởng phòng hành chính nhân sự. Là người phỏng vấn, bạn có thể đặt thêm một vài câu hỏi tương tự như:
- “Cách bạn giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhóm là gì?”
- “Cách bạn dẫn dắt những nhân viên có hiệu suất làm việc khác nhau là gì?”
- ‘Theo bạn đâu là cách để tăng cường sự đoàn kết giữa các thành viên với nhau?”
- “Quy trình bạn giải quyết khiếu nại là gì?”
 
7. Làm thế nào để bạn nắm bắt kịp luật lao động?
Việc tuân thủ luật pháp là điều rất quan trọng đối với một doanh nghiệp, điều này giúp nhà tuyển dụng xem xét được cách ứng viên của mình thực hiện việc này. Tốt nhất, bạn nên thuê một người am hiểu về luật nhân sự, điều này sẽ giúp ích cho việc sử dụng nhân sự sau này, hạn chế các tranh chấp quyền lao động,...
 
8. Bạn sẽ đóng góp điều gì tôi nếu trở thành Trưởng phòng hành chính nhân sự của doanh nghiệp chúng tôi?
Đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng đánh giá khả năng quản lý chung, liệu ứng viên có thể trở thành nhân tố tốt cho doanh nghiệp sau này hay họ chỉ quản lý các công việc hằng ngày của họ?
 
Trưởng phòng hành chính nhân sự tiềm năng là người biết rõ vai trò của họ trong tổ chức, có thể thiết lập các ưu tiên kinh doanh, cách họ xác định công việc hàng ngày của họ đóng góp và mục tiêu chung của doanh nghiệp.
 
9. Một nơi làm việc lý tưởng của bạn là gì?
Câu hỏi này có 2 mục đích, một là bạn có thể xem ứng viên phù hợp với văn hóa công ty hay không? Hai là, câu trả lời của ứng viên sẽ cho bạn biết thêm về cách định hình công ty trở thành nơi làm việc tốt.
 
10. Bạn đã từng đi chệch khỏi chính sách hoặc không tuân theo chính sách chưa?
Các quy tắc và chính sách là vô cùng quan trọng nhưng cũng có lúc quản lý phải linh hoạt, thể hiện khả năng giải quyết tình huống của mình, đôi khi nguyên tắc quá cũng không tốt. Câu hỏi này làm sáng tỏ giá trị, sự phán đoán, nhanh nhẹn của ứng viên, và tất nhiên bạn phải xem xét lý do ‘phá luật’ của họ có chính đáng và hợp lý không.
 
11. Theo bạn xu hướng nào sẽ định hình các phòng nhân sự trong 5 năm tới?
Câu trả lời của ứng sẽ biết họ hiểu rõ ngành nhân sự như thế nào, sự phân tích những xu hướng của họ có sâu sắc không? Họ có căn cứ vào đâu để đưa ra phán đoán đó? Liệu họ có thường xuyên cập nhật các bản tin nhân sự, tạp chí thương mại, hội nghị?
 
12. Hãy kể cho chúng tôi nghe về một khó khăn của bạn với lãnh đạo hoặc đồng nghiệp? Cách bạn xử lý như thế nào?
Câu hỏi này đặc biệt quan trọng đối với vai trò của người quản lý nhân sự vì chúng cho thấy mức độ giao tiếp, ứng xử và phẩm chất của ứng viên khi xử lý xung đột. Thông quan đây nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy được rất nhiều điều từ người được phỏng vấn.
 
13. Bạn thích nhất điều gì ở công việc nhân sự này?
Đặt câu hỏi này, bạn muốn cho ứng viên có cơ hội trò chuyện thoải mái hơn, đó cũng là cách nhà tuyển dụng hiểu thêm về họ.
 
14. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Là người đã có nhiều kinh nghiệm hành chính nhân sự, tuyển dụngđào tạo thì việc chuẩn bị sẵn cho những câu hỏi tương tự thế này là điều không khó khăn gì. Nhà tuyển dụng qua đó có thể thấy được kỹ thuật tuyển dụng, đặt câu hỏi của ứng viên.
 
 

null

Bình luận