Tin tức hướng dẫn

HR LÀ GÌ? CÁC VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ TRONG NGÀNH HR

HR LÀ GÌ? CÁC VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ TRONG NGÀNH HR

03/02/2023

452 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Bộ phận Hr là bộ phận không thể thiếu ở mỗi công ty. Bời vì là một ngành nghề rộng mở và là bộ phận không thể "vắng mặt trong mọi tổ chức, doanh nghiệp nên cơ hội việc làm của nghề nhân sự cũng khá rộng mở. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành nghề này sẽ mang thêm nhiều công việc và vai có vai trò cực kỳ quan trọng. Vậy Hr là gì và công việc này cụ thể làm những gì? Bài viết sau đây HRC Academy sẽ giúp bạn tìm câu trả lời chính xác!

1. Nghề nhân sự là gì?

Nhân sự hay còn được hầu hết mọi người biết đến với cái tên viết tắt HR - Human Resource với trách nhiệm đảm nhận những việc liên quan con người trong tổ chức: hoạt động liên quan đến tuyển dụng, hỗ trợ phỏng vấn, đào tạo văn hóa doanh nghiệp, phổ biến các quy định, ký kết hợp đồng, chấm công, trả lương và tổ chức các chương trình hoạt động gắn kết mọi người trong công ty.

Ngoài phụ trách mảng nhân sự thì Hr còn thực hiện nhiều công việc hành chính như phụ trách thư từ, công văn đi/đến của công ty, bàn giao và kiểm kê tài sản công ty, nhận đặt các trang thiết bị từ các bộ phận, hầu cần cho các buổi họp, ... Nhiều người hay nói vui là "bảo mẫu" cho công ty hay như người "làm dâu trăm họ".

Vai trò của nghề nhân sự trong công ty vì thế mà rất quan trọng. Nghề nhân sự chính là chất xúc tác gắn kết mọi người thành tập thể vững chắc, hỗ trợ xây dựng và gìn giữ văn hóa con người.

Có thể định nghĩa khá chung chung và chưa đi sâu vào giải thích gọn ngành về nghề nhân sự này nhưng khi tìm hiểu về vấn đề công việc của nghề này là gì thì có lẽ bạn sẽ hình dung được rõ hơn cả về việc làm cũng như chân dung của người làm nghề này.

2. Nghề nhân sự bao gồm những vị trí nào?

Có rất nhiều vị trí công việc trong nghề nhân sự. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi tùy theo quy mô và nhu cầu công việc của doanh nghiệp:

  • Chief Human Resources Officer: Giám đốc nhân sự

Giám đốc nhân sự là vị trí cao nhất trong ngành HR. Đây là một trong các vị trí giám đốc cấp cao giám sát toàn bộ các khía cạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, xây dựng chiến lược để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên.

Vị trí giám đốc nhân sự thường xuất hiện trong những doanh nghiệp có quy mô lớn.

  • HR manager: Trưởng phòng nhân sự 

Trưởng phòng nhân sự lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Họ giám sát việc tuyển dụng, tham gia với các giám đốc cấp cao trong việc ra quyết định. Họ đóng vai trò cầu nối giữa những lãnh đạo quản lý doanh nghiệp và các nhân viên cấp dưới.

  • HR admin: Quản trị hành chính – nhân sự 

Vị trí quản trị hành chính – nhân sự phụ trách việc quản lý và sắp xếp các hồ sơ nhân viên, cập nhật dữ liệu về nguồn nhân lực của doanh nghiệp (ví dụ: khi có nhân viên nghỉ bệnh hoặc nghỉ sinh) cũng như chuẩn bị các tài liệu về nhân sự. Ngoài ra, nhân viên quản trị hành chính – nhân sự cũng hỗ trợ việc chuẩn bị các hoạt động liên quan như hội thảo hay hội chợ việc làm.

  • Recruitment Specialist: Chuyên viên tuyển dụng

Giống như tên gọi, vị trí chuyên viên tuyển dụng đảm nhiệm các công việc liên quan đến tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp, bao gồm tìm kiếm và tiếp cận những ứng viên tiềm năng, đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa người ra quyết định tuyển dụng và ứng viên, cũng như giám sát toàn bộ quá trình tuyển dụng nhân sự.

  • Training and Development Specialist: Chuyên viên đào tạo và phát triển

Chuyên viên đào tạo và phát triển là người lên kế hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn để phát triển các kỹ năng và kiến thức của nhân sự trong doanh nghiệp.

  • Compensations and Benefits Specialist/Chuyên viên C&B: Chuyên viên tiền lương và phúc lợi

Chuyên viên tiền lương và phúc lợi chịu trách nhiệm đảm bảo lợi ích và giám sát việc bồi thường, quản lý các dữ liệu về tiền lương, phúc lợi của nhân viên cũng như việc đánh giá hiệu suất làm việc hàng năm. Chuyên viên tiền lương và phúc lợi cần luôn cập nhật thông tin về các quy định, luật mới về phúc lợi của người lao động.

3. Những nhóm công việc chi tiết mà nhân sự đảm nhiệm

Với cơ cấu phòng nhân sự thuộc bộ phận trong doanh nghiệp vừa và nhỏ thì người đảm nhiệm vị trí nhân sự sẽ luân phiên hoặc cố định được phân theo từng mảng việc khác nhau. Cụ thể có thể kể đến các nhóm công việc mà nhân sự cần làm như sau:

  • Đảm nhiệm các công việc liên quan đến tuyển dụng

Tuyển dụng là công việc chính cũng như là công việc được ưu tiên của người làm nhân sự, mảng này sẽ bảo gồm:

 Lên kế hoạch và xây dựng cũng như thực hiện kế hoạch tuyển dụng 

- Đăng tải và theo dõi những tin tuyển dụng trên các kênh tuyển dụng uy tín 

- Tiếp nhận và lọc những hồ sơ của các ứng viên 

- Sắp xếp lịch cũng như tham gia vào cuộc phỏng vấn ứng viên 

- Hỗ trợ các bộ phận chuyên môn khác trong công tác liên quan đến kiểm tra đánh giá năng lực của từng ứng viên 

- Mở rộng tập ứng viên tiềm năng cũng như lưu trữ hồ sơ của họ để tiếp tục tuyển dụng khi tổ chức có nhu cầu

- Thực hiện những phần giấy tờ liên quan đến tuyển dụng, nhận nhân sự mới, thăng chức hoặc chấm dứt hợp đồng, luân chuyển nhân sự…

  • Xây dựng và lên kế hoạch thực hiện các buổi đào tạo nhân sự

- Các buổi đào tạo về những quy định, văn hoá doanh nghiệp đều sẽ là công việc mà một người làm nhân sự đảm nhiệm 

- Bên cạnh đó, các khoá/chương trình đào tạo nghiệp vụ với mục đích giúp nhân viên nâng cao được kỹ năng, kiến thức chuyên môn để đáp ứng công việc một cách tốt hơn cũng là nhiệm vụ nhân sự phải làm. Đồng thời đưa ra những đánh giá về chất lượng chương trình cũng như sự góp mặt của các phòng ban khác.

  • Nhân sự đảm nhiệm luôn các công việc hành chính 

Khi nhắc đến nhân sự thì cụm từ luôn đi kèm cùng chính là “hành chính” bởi đây vốn là 2 điều không thể tách rời. Mặc dù trong một vài công ty hành chính và nhân sự sẽ được tách làm 2 phòng khác nhau nhưng hầu hết 2 bộ phận này lại được gộp lại làm một cũng như xử lý những đầu mục công việc liên quan như: 

- Giám sát - chịu trách nhiệm cho những việc liên quan đến chế độ của công ty (thai sản, ốm đau, cưới xin, nghỉ phép…) theo đúng quy định 

- Quản lý hợp đồng lao động, biên chế nhân sự và hồ sơ liên quan 

- Việc liên quan đến giao nhận văn kiện, chuyển phát, mua sắm những vật dụng cần thiết trong phạm vi cho phép… 

- Thực hiện, quản lý và chịu trách nhiệm trong việc làm thủ tục giấy tờ: chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng lao động, quyết định khen thưởng…

- Việc mà các phòng ban có hay không thực hiện nội quy của công ty có tốt hay không 

- Hỗ trợ hoặc đứng ra tổ chức những chương trình sự kiện mà công ty giao phó như liên hoan, du lịch…

  • Đảm nhiệm những vấn đề xoay quanh phúc lợi và lương thưởng

Ngoài ra, người làm ở vị trí nhân sự còn cần phải tham gia vào việc quản lý cũng như chịu trách nhiệm vào việc tổng hợp kết quả chấm công, đi làm muộn, các chế độ phúc lợi, lương thưởng,...

4. Kết luận

Bây giờ thì bạn hẳn đã hiểu nghề Nhân sự là gì và các thông tin về vị trí này. Nếu bạn đang có ý định làm HR chuyên nghiệp hoặc bổ sung thêm kiến thức về Hr thì hãy tham gia các khóa đào tạo tại HRC Academy luôn nhé!

Hiện nay HRC Academy đang có nhiều chương trình ưu đãi lớn đối với các học viên đăng kí học tập trực tuyến trong tháng 2 này, chi tiết các khóa học bạn đọc vui lòng truy cập https://hrcacademy.vn/courses , theo dõi ngay để không bỏ lỡ các ưu đãi hấp dẫn bạn đọc nhé .

CHI TIẾT KHÓA HỌC LIÊN HỆ ĐỊA CHỈ SAU:

Hotline/Zalo: 0917-517-698
Email: hrcedu.vn@gmail.com
Website: http://hrcacademy.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/hrcedu.com.vn 

 

Bình luận