10/11/2022
452 người xem
QUẢN TRỊ NHÂN SỰ GEN Z
Để quản trị nhân sự gen z hiệu quả nhà quản lý cần làm gì?
Khác biệt thế hệ vốn là hệ quả của sự thay đổi. Khi mà xã hội và công nghệ ngày một tiến bộ và phát triển đã tạo nên những khác biệt về tầm nhìn, quan điểm cũng như cơ hội nghề nghiệp cho Gen Z. Chính vì thế mà các nhà quản lý nếu không tạo dựng được một văn hóa phù hợp, tính linh hoạt trong môi trường làm việc của doanh nghiệp thì sẽ khó mà quản lý nhân sự Gen Z hiệu quả. Và việc họ rời bỏ tổ chức là chuyện sớm hay muộn mà thôi.
Tuy vậy, không phải tất cả những người trẻ tuổi đều chỉ biết yêu cầu những lợi ích, ngay cả khi họ muốn, bởi họ cũng sợ bị đánh giá là lười biếng hay không trung thành. Lớp nhân sự Gen Z ngày nay đa phần hướng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Vậy nhà lãnh đạo cần làm gì để quản lý nhân sự Gen Z hiệu quả hơn Lắng nghe và đẩy mạnh kết nối
Nếu như Gen Z luôn nhảy việc vì lý do tìm môi trường phù hợp hơn, hãy lắng nghe những kỳ vọng của họ trong công việc và những khó khăn họ đang trải qua để xác định cách hỗ trợ và giúp họ cảm thấy bản thân được đánh giá cao. Hãy tạo ra một văn hóa thúc đẩy tinh thần đồng đội để khuyến khích họ hoạt động một cách tích cực. Bên cạnh đó là chia sẻ nhiều cách để cộng tác và giao tiếp trực tiếp cùng nhau. Gen Z luôn muốn hướng tới sự bình đẳng trong công việc. Họ ưa thích việc xây dựng các mối quan hệ là đồng nghiệp hơn là sự phân tầng trong xã hội. Gen Z muốn phá bỏ ranh giới xa cách giữa “cấp trên - cấp dưới”. Vì họ tin rằng, sự kết nối của con người thật sự không có giới hạn. Dù là thế hệ công nghệ, Gen Z vẫn muốn được kết nối trực tiếp với các đồng nghiệp của mình, không phải kết nối thông qua trên mạng xã hội. Vì Gen Z đánh giá cao tính hiệu quả khi giao tiếp, các vấn đề sẽ được giải quyết khi trò chuyện trực tiếp.
Thế hệ trẻ coi trọng tính di động nội bộ và muốn làm cho các công ty có chính sách thúc đẩy từ bên trong. Để giữ chân nhân viên Gen Z, hãy cho họ biết vị trí mơ ước của họ trong công ty của bạn có thể đạt được ở đâu, khi nào và như thế nào. Tạo cho họ một mục tiêu để phấn đấu và hướng dẫn họ đến thành công. Nhà lãnh đạo hãy xem xét đến những vấn đề như: Học hỏi và phát triển, chương trình L&D, thúc đẩy nội bộ để cung cấp cho thế hệ nhân sự trẻ này động lực, tinh thần và trách nhiệm tại nơi làm việc.
Lực lượng lao động trẻ ngày nay luôn gắn liền với công nghệ, từ đó tạo được năng suất và chất lượng mới nhất cho doanh nghiệp. Vì vậy, hãy khuyến khích các công cụ, công nghệ mới phù hợp trong hệ thống công việc. ĐIều này giúp cho đội ngũ làm việc hiệu quả hơn
Nếu Gen Y nổi tiếng là thế hệ nhảy việc, thì ở Gen Z, xu hướng nhảy việc có phần giảm. Dù Gen Z là thế hệ ưa thích sự mới lạ, nhưng cũng là thế hệ chuộng tính ổn định trong cuộc sống và công việc, chính vì vậy, thế hệ này có thời gian gắn bó với doanh nghiệp dài hơn Millennials.
Tuy nhiên, mức độ tham vọng sự nghiệp của Gen Z lại cao hơn Gen Y rất nhiều. Điều này có thể thấy, nếu Gen Z nhận ra rằng bản thân đã chinh phục được mọi thử thách, khó khăn ở vị trí hiện tại, thì họ sẵn sàng “dứt áo ra đi” để tìm nơi có nhiều thử thách để phát triển bản thân của mình. Đó cũng là lý do vì sao các Gen Z ngày nay lại cực kỳ bị thu hút bởi môi trường Startup đầy thử thách và mang tính cọ xát với thực tế cao.
Cũng vì khao khát phát triển bản thân trong sự nghiệp, một trong những phúc lợi mà Gen Z quan tâm nhất khi tìm hiểu về công ty, chính là hành trình phát triển sự nghiệp khi đồng hành cùng công ty. Khi phải lựa chọn giữa một vị trí thực tập có thể mở ra nhiều cánh cửa và một công việc với mức lương cao hơn, thế hệ Z thường nhìn vào con đường lâu dài và 93% sẽ lựa chọn trở thành một thực tập sinh thay vì mức lương cao. Do đó, khi các nhà quản lý nhân sự muốn tiết kiệm chi phí tuyển dụng và giữ chân nguồn nhân lực thế hệ Z, hãy chú trọng vào những giá trị thật sự (ngoài lợi nhuận) mà công ty có thể mang lại cho họ. Lộ trình thăng tiến rõ ràng và khả thi, cùng chương trình đào tạo chất lượng, những thử thách hấp dẫn sẽ khiến thế hệ này trung thành với doanh nghiệp nhiều hơn.
Không chỉ Millennials, mà các bạn trẻ thuộc Gen Z cũng đề cao sự linh hoạt trong chính sách làm việc. Vì Gen Z là thế hệ ưu tiên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống khá cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần thật sự quan tâm đến nhu cầu cân bằng của Gen Z. Thực hiện chính sách giờ làm việc linh hoạt, cùng với sự thúc đẩy công việc từ xa, và tôn trọng thời gian cá nhân chính là những điều Gen Z cần khi làm trong một doanh nghiệp.
Theo nhiều nghiên cứu, nguồn nhân lực Gen Z tin rằng giờ giấc làm việc linh hoạt, làm việc từ xa ở nhiều không gian làm việc khác nhau sẽ giúp họ có tâm lý thoải mái, hiệu suất công việc được nâng cao, kích thích tối đa tính sáng tạo và năng suất của Gen Z.
Bên cạnh đó, vì Gen Z cần sự thoải mái trong môi trường làm việc, nên sự riêng tư và không gian cá nhân cũng được đề cao trong môi trường làm việc của Gen Z. Một môi trường làm việc có đáp ứng được nhu cầu của họ nên bao gồm cả 02 lựa chọn: nơi làm việc nhóm và cả khu vực làm việc riêng. Ngoài ra, thế hệ Z cũng yêu thích một môi trường văn phòng rộng rãi nhưng có vai trò rõ ràng. Ví dụ như: khi cần phải nói chuyện cá nhân với gia đình thì sẽ đến phòng nào hoặc phòng nào chỉ dành cho việc họp nhóm hoặc nghỉ ngơi. Ngoài ra, một môi trường đa dạng, chấp nhận được những sự khác biệt của một cá nhân cũng sẽ được lòng “những đứa trẻ” thích phá vỡ nguyên tắc này.
Trong khi các nhà quản lý ở thế hệ trước đã thay đổi cách làm việc bằng cách thúc đẩy sự linh hoạt ở nơi làm việc thì Gen Z muốn tiếp tục làm mờ lằn ranh ranh giữa công việc và cuộc sống hơn nữa. Vì vậy, để tránh tạo cho nhân viên cảm giác bó buộc, hãy thực hiện lịch làm việc linh hoạt, cân bằng tốt với những mối quan tâm khác. Tôn trọng thời gian cá nhân và có thể thúc đẩy công việc từ xa nếu có thể. Như vậy nhà lãnh đạo sẽ quản lý nhân sự Gen Z hiệu quả hơn.
Sự công nhận đối với Gen Z không chỉ là công nhận về kết quả và những nỗ lực mà họ đã tạo ra, mà còn là sự lắng nghe của doanh nghiệp. Dù đây là nguồn nhân trẻ, nhưng Gen Z hoàn toàn có thể chủ động trong quá trình thúc đẩy phát triển công ty bởi lối tư duy hiện đại, toàn cầu hóa.
Một trong những cách để thúc đẩy tinh thần làm việc và giữ chân Gen Z là tạo cho họ cảm giác được tôn trọng về ý kiến, ý tưởng đóng góp ở vai trò của họ, khuyến khích Gen Z đưa ra những giải pháp cho công việc và đánh giá cao những hiểu biết của của những “đứa trẻ” Gen Z. với như HRC ACADEMY cũng đã đưa ra được hội thảo Quản trị nhân sự Gen Z, đánh giá những ưu điểm và khuyết điểm và đánh giá đúng năng lực con người với thế hệ Gen Z hiện nay.
Bình luận