Bài Viết QTNS - HRM

Khái niệm & Vai trò của vị trí HRBP là gì

Khái niệm & Vai trò của vị trí HRBP là gì

26/03/2025

670 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

HRBP (HR Business partner) có nghĩa là Đối tác nhân sự, được viết tắt HRBP. Đây là vị trí cấp cao trong phòng nhân sự và có nhiệm vụ chính lên kế hoạch và tầm nhìn chiến lược về nhân sự, mục tiêu tối ưu hiệu quả hoạt động quản lý nhân sự, đóng góp vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của HRBP trong doanh nghiệp được giới thiệu lần đầu tiên năm 1997 bởi Dave Ulrich, “cha đẻ” của ngành nhân sự hiện đại. Trong cuốn sách “Human Resource Champion” (Nhà vô địch nguồn nhân lực) của mình, ông khẳng định bốn vai trò chính của một bộ phận nhân sự thành công bao gồm:

𝑯𝑹 𝑺𝒉𝒂𝒓𝒆 𝒔𝒆𝒓𝒗𝒊𝒄𝒆: Đội ngũ chuyên gia nhân sự tập trung vào việc cung cấp giải pháp, dịch vụ tư vấn, giải quyết sự cố và xử lý các thủ tục liên quan khiếu nại.

𝑪𝑶𝑬 – 𝑪𝒆𝒏𝒕𝒆𝒓 𝒐𝒇 𝑬𝒙𝒄𝒆𝒍𝒍𝒆𝒏𝒄𝒆: Nhóm chuyên gia tuyển dụng chuyên môn, chịu trách nhiệm những khâu quan trọng như quy trình tuyển dụng thu hút nhân tài, triển khai chế độ đãi ngộ, quan hệ nhân viên và đào tạo.

𝑯𝑹 𝑩𝒖𝒔𝒊𝒏𝒆𝒔𝒔 𝑷𝒂𝒓𝒕𝒏𝒆𝒓 (𝑬𝒎𝒃𝒆𝒅𝒅𝒆𝒅 𝑯𝑹): Đội ngũ chuyên gia HR Business partner kết nối với nhân sự với các mục tiêu của tổ chức, đảm bảo chiến lược nhân sự phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

HRBP là người vừa đại diện cho người lao động, và đại diện cho tổ chức. Họ được coi như cầu nối giữa các đơn vị kinh doanh trong tổ chức với nhau, cùng hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả làm việc. Đồng thời họ cũng phối hợp với các bộ phận trong đơn vị kinh doanh chiến lược (BU) để thảo thuận các hợp tác kinh doanh cụ thể.

Mô hình HRBP đã và đang được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên tại Việt Nam, mô hình còn khá mới, và áp dụng chủ yếu Doanh nghiệp lớn. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt, việc quản trị nhân lực hiệu quả đóng góp vai trò quan trọng trong doanh nghiệp.

Các chuyên gia nhân sự cần có những kĩ năng và kiến thức về quản trị và kinh doanh để có thể tư vấn và hỗ trợ ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược nhân sự cho Doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ làm việc trực tiếp với bộ phận kinh doanh để hiểu và nắm rõ nhu cầu và thách thức của họ để triển khai những giải pháp nhân sự phù hợp.

null

𝟐. 𝐕𝐚𝐢 𝐭𝐫𝐨̀ & 𝐧𝐡𝐢𝐞̣̂𝐦 𝐯𝐮̣ 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡 𝐇𝐑𝐁𝐏 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩:

Trong doanh nghiệp, HRBP có vai trò quan trọng, là cầu nối, liên kết và hỗ trợ quản lý & phát triển nguồn nhân lực cho các đơn vị kinh doanh. Họ tư vấn, hỗ trợ giải pháp cho các vấn đề nhân sự như tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá nhân sự, quản lý sự thay đổi, và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể, họ là:

- Đối tác chiến lược (Strategic Partner)

- Quản lý hoạt động ( Operations Manager)

- Phản ứng nhanh (Responder)

- Người hòa giải (Employee Mediator)

null

Đ𝒐̂́𝒊 𝒕𝒂́𝒄 𝒄𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒍𝒖̛𝒐̛̣𝒄 (𝑺𝒕𝒓𝒂𝒕𝒆𝒈𝒊𝒄 𝑷𝒂𝒓𝒕𝒏𝒆𝒓): Trong doanh nghiệp, HRBP đóng vai trò làm đối tác chiến lược, cầu nối trực tiếp giữa các phòng ban chuyên môn khác nhau. Tại đây, người làm HRBP hỗ trợ tư vấn và điều chỉnh chiến lược nhân sự nhằm đáp ứng nhu cầu chung của doanh nghiệp.

HRBP cần nắm rõ năng lực của nhân sự trong tổ chức. Đồng thời cũng hiểu rõ tầm ảnh hưởng của việc phát triển chiến lược kinh doanh nhằm lên kế hoạch tái cấu trúc nhân sự phù hợp mục tiêu công ty.

𝑸𝒖𝒂̉𝒏 𝒍𝒚́ 𝒉𝒐𝒂̣𝒕 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 (𝑶𝒑𝒆𝒓𝒂𝒕𝒊𝒐𝒏𝒔 𝑴𝒂𝒏𝒂𝒈𝒆𝒓): Với vai trò này, người làm HRBP có nhiệm vụ phổ biến văn hóa doanh nghiệp, các quy định, quy trình làm việc phòng ban, chính sách đãi ngộ nhân sự tới toàn nhân viên. Đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cập nhật thông tin mới nhất và thông báo cho nhân sự nếu có sự thay đổi gì trong quy định hoặc chính sách.

Bên cạnh đó, HRBP có vai trò giám sát nhân sự, từ đó đưa ra đánh giá nhận xét về tác phong làm việc của nhân sự từ các phòng ban khác nhau. Qua đó, HRBP phối hợp với bộ phận nhân sự tìm kiếm những ứng viên tiềm năng, có năng lực tốt, phù hợp cho các vị trí chủ chốt trong công ty.

𝑷𝒉𝒂̉𝒏 𝒖̛́𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒂𝒏𝒉 (𝑹𝒆𝒔𝒑𝒐𝒏𝒅𝒆𝒓): HRBP đóng vai trò tiếp nhận và đưa ra các giải pháp tình huống cần đưa ra phản hồi nhanh, giải quyết thắc mắc và xử lý khiếu nại. Do đó, để có thể phản ứng nhanh chóng kịp thời, giảm thiểu rủi ro nhất tới hoạt động của doanh nghiệp, bộ phận HRBP cần dự trù và chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra.

𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒐̀𝒂 𝒈𝒊𝒂̉𝒊 ( 𝑬𝒎𝒑𝒍𝒐𝒚𝒆𝒆 𝑴𝒆𝒅𝒊𝒂𝒕𝒐𝒓): Trong trường hợp có mâu thuẫn nội bộ xảy ra trong doanh nghiệp, bộ phận HRBP sẽ đứng ra hòa giải và giải quyết những mâu thuẫn này. Ngoài ra, HRBP cần luôn sẵn sàng đối mặt với những thay đổi lớn trong cấu trúc nhân sự và đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh chóng cho doanh nghiệp.

 

Bình luận