1 HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC
Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định rõ ràng về khái niệm “hợp đồng khoán việc” hay là “hợp đồng giao khoán công việc”.
Tuy nhiên, nội dung của khái niệm trên lại được đề cập đến trong Nghị định 37/2015/NĐ-CP (có đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ). Dựa trên cơ sở quy định, khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chúng ta có thể hiểu khái niệm hợp đồng khoán việc như sau:
Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận giữa hai bên, trong đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ phải hoàn thành một công việc theo đúng theo yêu cầu với bên giao khoán. Còn bên giao khoán phải có trách nhiệm chi trả đúng thù lao như đã thỏa thuận với bên nhận khoán.
Trong hợp đồng khoán việc, bên giao khoán chỉ quan tâm đến nội dung công việc và nhận kết quả theo hợp đồng đã ký với người nhận khoán mà không quan tâm đến cách thức thực hiện công việc thế nào.
Thông thường, loại hợp đồng giao khoán này được sử dụng cho các lao động làm công việc thời vụ trong khoảng thời gian nhất định. Nếu có thể đo lường bằng khối lượng thì sẽ được gọi là hợp đồng thuê khoán chuyên môn.
Điểm khác biệt của hợp đồng khoán việc so với các hợp đồng khác:
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc là một. Nhưng thực tế, nếu xét về tính chất và yêu cầu công việc thì hai loại hợp đồng này không giống nhau mà có điểm khác biệt.
Trước hết, hợp đồng khoán việc chỉ thực hiện trong ngắn hạn, không ổn định, không có tính lâu dài. Còn với hợp đồng lao động dùng cho những công việc có tính chất dài hạn.
Đối với người lao động ký hợp đồng lao động sẽ nhận lương tương xứng với sức lao động bỏ ra. Mức lương đã được thỏa thuận với bên sử dụng lao động. Còn với lao động ký hợp đồng khoán việc thì bên nhận giao khoán phải bỏ một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư, thiết bị, cơ vật chất để hoàn thành công việc.
2 PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC:
- Hợp đồng khoán việc toàn bộ: Loại hợp đồng này được hiểu là bên giao khoán sẽ chuyển giao toàn bộ công việc và các loại chi phí để bên nhận khoán hoàn thành nhiệm vụ. Khi đó phần chi phí trả cho người nhận khoán không chỉ có tiền công người lao động đã làm công việc đó mà còn bao gồm cả các chi phí khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ, máy móc và chi phí liên quan đến quá trình thực hiện công việc.
- Hợp đồng khoán việc từng phần: Với hợp đồng khoán việc từng phần thì bên nhận khoán cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ và các nguồn lực khác để hoàn thành công việc. Trong trường hợp này, bên giao khoán sẽ thanh toán tiền khấu hao và tiền công lao động cho bên nhận khoán.
Đối tượng hợp đồng khoán việc?
Người được ký hợp đồng giao khoán công việc là những người làm công việc có tính chất thời vụ, quá trình thực hiện công việc diễn ra tại một thời điểm nhất định. Còn với những người làm các công việc có tính chất ổn định và lâu dài thì sẽ không được ký hợp đồng khoán việc mà sẽ ký hợp đồng lao động ở một trong ba loại sau:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Trong hợp đồng không quy định cụ thể thời điểm chấm dứt hợp đồng có hiệu lực.
– Hợp đồng lao động theo công việc nhất định hoặc theo mùa: Thời hạn hợp đồng dưới 12 tháng.
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Thời điểm chấm dứt hợp đồng có hiệu lực đủ 12 tháng đến 36 tháng.
Vì sao phải làm hợp đồng khoán việc?
Hợp đồng khoán việc được ký kết giữa bên giao việc và bên nhận việc bởi các lý do:
– Để ghi nhận/xác nhận sự thỏa thuận, đồng ý giữa bên nhận khoán và bên giao khoán.
– Là cơ sở pháp lý nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên tham gia hợp đồng nếu có sự tranh chấp.
– Là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng khoán việc.
Ký hợp đồng thuê khoán có phải nộp bảo hiểm xã hội không?
Theo khoản 1, Điều 2 Luật BHXH (bảo hiểm xã hội) năm 2014 quy định đối tượng tham gia đóng BHXH như sau:
“Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định với thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả những hợp đồng lao động được ký giữa người đại diện cho lao động dưới 15 tuổi với người sử dụng lao động”.
Căn cứ vào quy định về các đối tượng phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở trên thì trong trường hợp này, những lao động làm theo hợp đồng khoán việc sẽ không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tóm lại, khi tham gia hợp đồng khoán việc thì cả người nhận khóa và người khoán việc đều không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp người nhận khoán việc hoặc người khoán việc muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì chỉ có thể tham gia theo hình thức tự nguyện.
Ký hợp đồng giao khoán có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Khi ký kết hợp đồng thuê khoán chuyên môn với cá nhân thì người lao động có trách nhiệm nộp thuế thu nhập cá nhân căn cứ vào mức tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng công việc đó.
Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán khi phát sinh chi phí từ 2 triệu đồng/lần trở lên với thuế suất 10%. Doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân theo khoản Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Với trường hợp cá nhân nhận khoán đã ủy quyền cho doanh nghiệp giao khoán quyết toán thuế thì doanh nghiệp sẽ không phải cấp chứng từ khấu trừ.
(Tổng hợp)
-----------
Nhận diện, Phân loại và Soạn thảo Hợp đồng, thỏa thuận công việc là một trong những chuyên đề quan trọng của khóa học C&B https://hrcacademy.vn/khoa-hoc-C-B. Đây là nhiệm vụ hay và khó của chuyên viên C&B trong Doanh nghiệp.
-----------
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Fanpage Huấn luyện nghề nhân sự thực hành – HRC Academy:
Nhóm/Group Cộng đồng nhân sự HR-Coach
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0917517698 | 0915252268.