27/03/2025
670 người xem
𝐊𝐡𝐮𝐧𝐠 năng 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐫𝐢́ 𝐇𝐑𝐁𝐏:
Vị trí HRBP đóng vai trò quan trọng trong việc đạt mục tiêu của tổ chức, lộ trình phát triển của HRBP được chia thành các cấp độ cơ bản như sau: HRBP Executive => HRBP Specialist => HRBP Supervisor => HRBP Manager => HRBP Director
Để trở thành Quản lý đối tác kinh doanh nhân sự (HR Business Partner Manager) cần 7 năng lực cần có:
𝑯𝑹𝑩𝑷 𝒔𝒑𝒆𝒄𝒊𝒂𝒍𝒊𝒔𝒕 – 3 𝒏𝒂̆𝒏𝒈 𝒍𝒖̛̣𝒄
- Hiểu mô hình kinh doanh & chuỗi giá trị của từng đơn vị kinh doanh (BUs).
- Tư vấn hỗ trợ thiết lập cấu trúc tổ chức nhân sự, chiến lược sử dụng nguồn lực cho BUs.
- Xây dựng kế hoạch nguồn lực & phỏng vấn tuyển dụng nhân sự.
𝑯𝑹𝑩𝑷 supervisor 𝒈𝒐̂̀𝒎 5 𝒏𝒂̆𝒏𝒈 𝒍𝒖̛̣𝒄:
- 3 năng lực của HRBP specialist
- Năng lực 4: Hiểu và áp dụng hệ thống tổng đãi ngộ nhân sự theo total rewards
- Năng lực 5: Hỗ trợ xây dựng đối tác vững mạnh.
𝑯𝑹𝑩𝑷 𝑴𝒂𝒏𝒂𝒈𝒆𝒓 𝒈𝒐̂̀𝒎 7 𝒏𝒂̆𝒏𝒈 𝒍𝒖̛̣𝒄
- 3 năng lực của HRBP specialist
- 2 năng lực của HRBP supervisor
- Năng lực 6: Xây dựng lộ trình thăng tiến, lập kế hoạch phát triển nhân sự
- Năng lực 7: Tư vấn và xây dựng hệ thống quản lý thành tích nhân sự.
𝐊𝐢̃ 𝐧𝐚̆𝐧𝐠 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐜𝐨́ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐯𝐢̣ 𝐭𝐫𝐢́ 𝐇𝐑𝐁𝐏
𝑇𝑢̛ 𝑑𝑢𝑦 𝑛ℎ𝑎̣𝑦 𝑏𝑒́𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑛ℎ 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ: HRBP cần hiểu rõ hoạt động kinh doanh và nắm bắt nhanh chóng được các thay đổi trong môi trường kinh doanh để có thể đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, họ cần nhạy bén trong việc nhận diện các thách thức tiềm ẩn hoặc cơ hội kinh doanh để đưa ra các chiến lược và phương án quản trị nhân sự hiệu quả.
Người làm HRBP cần nhạy bén trong việc nắm bắt các xu hướng, thay đổi mới trong ngành. Đồng thời cho phép họ tham gia vào quá trình định hình chiến lược nhân lực dài hạn và đưa ra các giải pháp kịp thời phù hợp các yêu cầu của thị trường lao động.
𝑁𝑎̆́𝑚 𝑏𝑎̆́𝑡 𝑛ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂, 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 đ𝑎̣𝑖 𝑠𝑜̂́: Việc nắm bắt nhanh các công nghệ mới, hệ thống phần mềm giúp tự động hóa cải thiện năng suất và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do đó, người làm HRBP cần nắm bắt các cơ hội này để tạo bứt phá, cạnh tranh vượt bậc cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.
𝐾ℎ𝑎̉ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑎̀ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑣𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐𝑜𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖: Trong doanh nghiệp, HRBP được coi như chiếc cầu nối giữa bộ phận nhân sự và bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí này cần nhiều kĩ năng lắng nghe, hiểu và truyền đạt thông tin rõ ràng, thuyết phục, giao tiếp khéo léo trong việc làm việc với con người nhằm đảm bảo hiểu và hỗ trợ xây dựng, và thực hiện các chiến lược nhân sự đảm bảo mục tiêu kinh doanh.
𝐾ℎ𝑎̉ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑥𝑎̂𝑦 𝑑𝑢̛̣𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑐: Vị trí HRBP giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, họ xây dựng và triển khai chiến lược phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Họ cần có năng khiếu về việc nhìn nhận tổng thể mục tiêu, định hình hướng đi của công ty. Từ đó, có những kế hoạch, chiến lược phù hợp với tổ chức.
HRBP phải tham gia vào quá trình lên kế hoạch chiến lược tổ chức, đưa ra đề xuất nhân sự nhằm định hình và thực hiện các hoạt động quản lý nhân sự liên quan. Khả năng xây dựng chiến lược giúp HRBP hiểu và đáp ứng được những yêu cầu thay đổi liên tục, phức tạp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của con người trong tổ chức.
𝐾ℎ𝑎̉ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑡𝑖́𝑐ℎ 𝑣𝑎̀ 𝑔𝑖𝑎̉𝑖 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑣𝑎̂́𝑛 đ𝑒̂̀: Để có thể tư vấn và là đối tác chiến lược của ban lãnh đạo, người làm HRBP cần có khả năng phân tích dữ liệu, nhận diện và nắm bắt xu hướng, các vấn tiềm ẩn và có biện pháp đề phòng rủi ro cho doanh nghiệp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại hoặc ảnh hưởng. Họ cần tư duy logic, sáng tạo và cởi mở để đưa ra các định hướng công việc và giải pháp phù hợp.
Bình luận