14/09/2024
454 người xem
Quản trị chiến lược bao gồm những hoạt động mà tổ chức sẽ làm và không làm để đạt được các mục tiêu cụ thể trong tương lai. Trong đó, các mục tiêu đó phải liên quan đến tuyên ngôn sứ mệnh và tầm nhìn mà doanh nghiệp đã đặt ra. Chiến lược mang lại cho tổ chức những thước đo về lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Quản trị chiến lược (Strategic Management) là quá trình lên kế hoạch, triển khai, đánh giá và quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp. Hoạt động này nhằm đảm bảo doanh nghiệp đáp ứng được những biến động liên tục của thị trường kinh doanh, tổ chức các hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu dài hạn.
Quản trị chiến lược có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý, sử dụng nguồn lực của tổ chức để tối đa hóa lợi nhuận, tăng cường thị phần, doanh số, đạt được những giá trị thương hiệu về dài hạn. Quá trình này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải đưa ra những quyết định quan trọng trong việc phân tích, đánh giá dữ liệu thị trường, đối thủ, khách hàng, kinh tế, văn hóa, xã hội,... nhằm phục vụ các hoạt động phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường,...
Thông qua hoạt động quản trị chiến lược, doanh nghiệp có thể định hướng tầm nhìn chiến lược, sứ mệnh, nhiệm vụ và mục tiêu của họ. Các hệ thống cập nhật tình hình thị trường kinh doanh giúp các nhà quản trị có thể dự báo xu hướng, đồng thời xác định hướng đi mà doanh nghiệp hướng tới trong tương lai, những việc cần làm để đạt được mục tiêu. Khi biết được đích đến để hướng tới và mục tiêu trong tương lai, các nhà quản trị và đội ngũ nhân viên có thể hiểu rõ được những việc mà mình cần làm để đạt được mục tiêu cũng như gắn kết bền chặt hơn.
Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chuẩn bị các chiến lược tốt nhất để thích ứng với biến động liên tục của thị trường. Quản trị chiến lược được hình thành dựa trên những thông tin ở trong và ngoài doanh nghiệp, chính vì vậy nó mang tính khách quan, khoa học, định hướng giúp tổ chức có thể đạt được mục tiêu dài hạn.
Thông qua đó, các nhà lãnh đạo có thể giám sát chặt chẽ những biến động của thị trường, có những điều chỉnh khi cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng trong một môi trường thay đổi phức tạp, cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Quản trị chiến lược đồng thời cũng giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định tận dụng cơ hội và ngăn chặn những rủi ro trên thị trường, phát huy điểm mạnh và hạn chế tối đa yếu điểm trong những hoạt động nội bộ.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào áp dụng quản trị chiến lược sẽ đạt được những kết quả tích cực hơn so với kết quả trước đó và so với những doanh nghiệp không thực hiện quản trị chiến lược. Mặc dù nhiều doanh nghiệp áp dụng quản trị chiến lược vẫn có thể gặp vấn đề, thậm chí là rơi vào khủng hoảng, tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách, điều này có thể làm giảm các rủi ro gặp phải, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ khác.
Bước đầu tiên trong quy trình quản trị chiến lược là nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường thực tế, hoạt động của doanh nghiệp từ các yếu tố bên trong đến các yếu tố tác động bên ngoài. Thông qua đó, các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng đưa ra những đánh giá khách quan về tiềm năng phát triển cũng như những khó khăn, thách thức trong tương lai.
Một số yếu tố mà doanh nghiệp cần quan tâm như chính trị, môi trường, xã hội, công nghệ, kỹ thuật, chính sách pháp luật,... Trong quá trình phân tích, các nhà quản trị doanh nghiệp cần đưa ra số liệu chính xác, cụ thể về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc phân tích kỹ lưỡng, chi tiết về những vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp sẽ giúp nhìn nhận rõ hơn về khả năng phát triển trong tương lai.
Sau khi đã có dữ liệu cần thiết từ việc nghiên cứu, phân tích và thống kê, các nhà quản trị cần tiến hành xây dựng chiến lược dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu quan trọng nhất của tổ chức, hướng đến việc tạo ra những giá trị ý nghĩa trong tương lai. Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược phải đảm bảo tính khả thi, bám sát vào xu hướng kinh doanh và tình hình thực tế của thị trường.
Khi đã có chiến lược, ở giai đoạn này sẽ tiến hành triển khai chiến lược, bao gồm việc thiết kế cấu trúc tổ chức, phát triển quy trình ra quyết định, phân phối nguồn lực, ngân sách, chương trình để thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra trước đó.
Sau khi tiến hành thực thi chiến lược, các nhà quản trị cần nhìn nhận và có những đánh giá về kết quả, đồng thời đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Việc này bao gồm các phép đo hiệu suất, xem xét sự nhất quán các vấn đề bên trong, bên ngoài, thực hiện các hành động khắc phục khi dự án gặp sự cố, phát sinh ngoài ý muốn.
Đánh giá thành công phải bắt đầu bằng việc xác định các thông số cần đo lường. Các thông số này phản ánh mục tiêu đặt ra trong giai đoạn đầu tiên, xác định tiến độ bằng cách so sánh kết quả thực tế với mục tiêu đề ra ban đầu.
Mỗi hệ thống đều có sự phân cấp để thực hiện công việc tương ứng với trách nhiệm, vị trí của cấp đó. Hệ thống quản trị chiến lược thường được phân chia theo các cấp sau:
Quản trị chiến lược cấp công ty do Tổng giám đốc, các nhà quản trị cấp cao, Ban giám đốc, nhân sự thuộc cấp công ty quản lý. Trong đó, Tổng giám đốc có trách nhiệm theo dõi toàn bộ quá trình diễn ra của chiến lược, bao gồm việc đưa ra tầm nhìn, tuyên ngôn sứ mệnh, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, phân bổ nguồn lực,... Đối với các vị trí khác thì đảm bảo chiến lược được triển khai phù hợp với giá trị của ban lãnh đạo. Ở cấp này được phân loại thành các chiến lược sau:
Đây là chiến lược không có thay đổi đáng kể trong suốt quá trình triển khai. Các nhà quản trị vẫn giữ vững những lĩnh vực kinh doanh mà họ đang thực hiện và rất e dè khi phải chuyển sang hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực khác. Chiến lược ổn định được áp dụng khi hoạt động kinh doanh của tổ chức thỏa đáng và thị trường kinh doanh ít biến động.
Chiến lược tăng trưởng nhằm tìm kiếm những phương pháp giúp tăng mức độ hoạt động của một tổ chức.
Đây là chiến lược với mục đích giảm thiểu quy mô hoặc mức độ đa dạng các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược này được áp dụng khi công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược này giúp công ty hoạt động ổn định, củng cố nguồn lực, năng lực sản xuất để sẵn sàng phát triển và cạnh tranh trên thị trường.
Ở cấp này, các trưởng dự án kinh doanh, nhân sự thuộc cấp đơn vị kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm quản lý. Các trưởng dự án sẽ là người nắm giữ vai trò quản trị chiến lược, nhiệm vụ của họ là triển khai mục tiêu từ cấp công ty thành mục tiêu kinh doanh của toàn bộ phận. Cấp này được phân loại thành các chiến lược sau:
Chiến lược này được áp dụng khi doanh nghiệp đi theo hướng sản xuất chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này áp dụng trong trường hợp mà giá cả là yếu tố quan trọng được người tiêu dùng quan tâm, các sản phẩm tương đối đồng nhất và quá trình sản xuất sẽ được thực hiện với quy mô lớn.
Chiến lược này tạo ra sự khác biệt khi doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm có tính năng, đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội hơn so với sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ. Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm cao hơn, chi phí lúc này không phải là yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên để áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp cần phải tìm ra nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng và tìm cách thỏa mãn chúng.
Chiến lược tập trung dựa trên lợi thế về chi phí hoặc lợi thế về sự khác biệt hóa tại các phân đoạn trong thị trường hẹp. Chiến lược này nhằm khai thác tiềm năng của một phân đoạn thị trường dựa vào số lượng sản phẩm, kênh phân phối, vị trí địa lý, người tiêu dùng cuối cùng.
Đối với cấp chức năng, các nhà quản trị có nhiệm vụ chịu trách nhiệm toàn bộ cho các hoạt động cụ thể trong một đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như nhân sự, Marketing, Sales, logistics,... nhằm đạt được những mục tiêu mà cấp công ty và cấp kinh doanh đề ra. Cấp này bao gồm 2 chiến lược như sau:
Đây là chiến lược nghiên cứu và phát triển, nhằm xác định các vấn đề về nguồn lực, ngân sách, các hoạt động nghiên cứu, phát triển trọng tâm.
Đây là chiến lược dựa vào sự cạnh tranh cấp ngành nhằm xác định các vấn đề về nhân sự, bao gồm tuyển dụng, bố trí nhân sự, kiểm tra, đánh giá nhân lực, đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho nhân viên,...
Bình luận