Bài Viết Tổng Hợp

ĐỪNG MẮC NHỮNG ĐIỀU NÀY NẾU MUỐN XÂY DỰNG, GIỮ CHÂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CÓ TÂM, TẦM, TÀI

ĐỪNG MẮC NHỮNG ĐIỀU NÀY NẾU MUỐN XÂY DỰNG, GIỮ CHÂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CÓ TÂM, TẦM, TÀI

06/02/2025

679 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

ĐỪNG MẮC NHỮNG ĐIỀU NÀY NẾU MUỐN XÂY DỰNG, GIỮ CHÂN ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN CÓ TÂM, TẦM, TÀI
 
𝟏. 𝐐𝐮𝐚̉𝐧 𝐥𝐲́ 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐤𝐢𝐞̂̉𝐮 “𝐬𝐚̆𝐦 𝐬𝐨𝐢” 𝐠𝐢𝐨̛̀ 𝐠𝐢𝐚̂́𝐜:
Nhiều Doanh nghiệp hiện nay đã vận hành được cơ chế mà ở đó nhân viên tự kiểm soát công việc và chủ động sắp xếp giờ giấc làm việc của họ, tuy nhiên vẫn còn nhiều quản lý “săm soi” giờ giấc, thái độ, hành vi của nhân viên. Vì vậy các vấn đề đi trễ, về sớm hoặc làm việc riêng trong công ty, chuyện đoàn kết hay thiếu hòa đồng… thường được mang ra “mổ xẻ”, trong khi đó, kết quả và hiệu suất công việc của nhân viên lại không được chú trọng.
Về mặt tâm lý, bất cứ ai cũng không muốn bị người khác kiểm soát quá nghiêm ngặt. Nếu điều đó xảy ra có thể ảnh hưởng thái độ làm việc và động lực phát triển của nhân viên.
𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑: Ban điều hành nên tập trung đánh giá hiệu quả công việc thay vì quá xét nét chuyện riêng, sử dụng phần mềm quản lý chấm công tự động, theo dõi từ xa… tạo nên môi trường làm việc minh bạch, thoải mái
 
2. 𝐂𝐚́𝐜𝐡 𝐭𝐢́𝐧𝐡 𝐥𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐫𝐨̃ 𝐫𝐚̀𝐧𝐠:
Trên thực tế, nhiều nhân viên bỏ việc thường vì không hiểu rõ cách thức tính lương của doanh nghiệp. Nếu hiểu rõ về chế độ lương, thưởng rõ ràng hàng tháng, người lao động sẽ chủ động hơn trong việc kiểm soát tài chính, có động cơ phấn đấu trong tương lai hoặc hiểu rõ về lộ trình nghề nghiệp của mình.
𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑: Doanh nghiệp có thể tạo sự tin tưởng ở nhân viên bằng cách thể hiện minh bạch về lương bổng (nếu phù hợp với đặc thù doanh nghiệp) qua email hoặc qua phần mềm quản lý nhân sự tiền lương, tổ chức các cuộc họp riêng trao đổi rõ ràng về lương, thưởng…

null

3. 𝐐𝐮𝐞̂𝐧 𝐭𝐚̣𝐨 đ𝐨̣̂𝐧𝐠 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧:
Nhiều người quản lý cấp cao rất bận rộn và không dành nhiều thời gian quan tâm, giao lưu với nhân viên bên dưới. Trong khi đó, hàng trăm nhân viên cấp bậc thấp trong sơ đồ tổ chức (bán hàng, kinh doanh, chăm sóc khách hàng) lại là người tiếp xúc khách hàng và đưa lại lợi nhuận cho công ty. Điều này vô tình tạo ra tình trạng thiếu động lực làm việc ở nhân viên. Họ có thể hoài nghi rằng “công sức phấn đấu của mình có được sếp ghi nhận hay không”, hoặc “không biết mình đang phấn đấu vì điều gì”...
Trong vai trò nhà quản lý hay quản trị nhân sự, bạn dễ bị cuốn vào công việc của mình đến mức không còn thời gian cho đội ngũ. Đúng là bạn có những dự án cần phải thực hiện nhưng nhân viên cũng là một ưu tiên quan trọng.
𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑: Một trong những cách quản lý nhân viên phát huy hiệu quả nhất là công nhận thành tích xứng đáng, khuyến khích tinh thần nhân viên khi cần thiết (ngay cả trong trường hợp dự án thất bại hoặc nhân viên phạm sai lầm không cố ý).
 
4.𝐓𝐡𝐢𝐞̂́𝐮 𝐠𝐚̆́𝐧 𝐤𝐞̂́𝐭 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧:
Chỉ số gắn kết của các nhân viên kém, kéo theo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm sút. Các CEO có thể bỏ qua những việc như: Không thực sự lắng nghe nhân viên, quá mong chờ vào các cuộc khảo sát, ngại đầu tư chi phí, không xây dựng môi trường làm việc hiện đại (áp dụng quy trình làm việc lạc hậu, lỗi thời).
𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑: Chọn đúng kênh truyền thông nội bộ (phần mềm nhân sự, email, tin nhắn, cuộc họp trực tiếp…), dành thời gian lắng nghe, đưa ra phản hồi kịp thời và trung thực, tạo nhiều hoạt động nội bộ (cuộc thi trong doanh nghiệp, chuyến du lịch team building, chuyến thiện nguyện…).
 
5. Đ𝐚́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚́ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠:
Các nhà quản lý dù có nhiều kinh nghiệm nhưng đôi lúc vẫn mắc sai sót thậm chí là nhận định sai lầm khi đánh giá nhân viên. Đó là những đánh giá mang tính chủ quan, một chiều, quá chú trọng vào thành tích hoặc lỗi gây ra gần nhất mà không cân nhắc cả quá trình phấn đấu của nhân viên.
𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑: Thiết lập các tiêu chí đánh giá khách quan, sử dụng KPI (Key Performance Indicator) đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên, xây dựng quy trình đánh giá đa chiều (người quản lý, bộ phận nhân sự, các đồng nghiệp, nhân viên tự đánh giá).
 

null

6. 𝐓𝐮𝐲𝐞̂̉𝐧 𝐝𝐮̣𝐧𝐠 𝐠𝐚̂́𝐩 𝐠𝐚́𝐩:
Tuyển dụng gấp gáp có thể dẫn đến tình trạng tuyển sai người: Những người không sẵn sàng hợp tác, làm việc không hiệu quả hay năng suất kém. Những nhân viên mới cũng có thể cần được huấn luyện bổ sung, và làm chậm bước của những người khác trong nhóm.
Với việc chọn nhân sự sai, chúng ta sẽ mất thời gian và nguồn lực quý báu nếu nhân viên mới cảm thấy không hợp và người này nghỉ việc. Tệ hơn nữa, những thành viên khác sẽ cảm thấy căng thẳng và bất bình khi phải đối mặt với việc thay người mới liên tục của công ty.
𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑: Để tránh sai lầm này, bạn có thể học cách tuyển dụng hiệu quả và xây dựng được một quy trình tuyển dụng bài bản khi chọn lựa thành viên mới vào nhóm của bạn.
 
7. 𝐊𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐠𝐢𝐚𝐨 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧:
Giao việc cho nhân viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý, nhưng cũng là thử thách khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt khi bạn và nhân viên của mình chưa thực sự tin tưởng, hiểu ý nhau. Vì thế mà chúng ta ôm việc, không hề hiệu quả và nhân viên cảm thấy không được tin tưởng.
Bên cạnh đó, việc phân công giao việc không đúng người, thiếu phương pháp/kỹ thuật sẽ dẫn đến lãng phí thời gian và công sức. Một số nhân viên được bạn ưu ái với việc nhẹ, còn số khác lại bị ép buộc với tiêu chuẩn cao ở nhiệm vụ khó khăn hơn. Dù các quyết định này nhằm mang lại hiệu quả của tập thể được tốt hơn nhưng dễ dẫn tới thiếu cân bằng trong team/nhóm, một số nhân viên không tâm phục khẩu phục, sẵn sàng ra đi.
𝑮𝒊𝒂̉𝒊 𝒑𝒉𝒂́𝒑: Một trong những chìa khóa để quản lý nhân sự hiệu quả là học cách trao quyền cho nhân viên. Cấp quản lý không nên quá ôm đồm với các công việc phải làm, bất cứ khi nào bạn đảm nhận một trọng trách mới, hãy lựa chọn và để những nhân viên có năng lực của mình đảm đương công việc đó thay thế bạn.
 
(𝐻𝑅𝐶 𝐴𝑐𝑎𝑑𝑒𝑚𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝)
-----------
𝗛𝗢𝗖 𝗡𝗛𝗔𝗡 𝗦𝗨 𝗗𝗘𝗡 #HRC_Academy!
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268 | 0917517698

Bình luận