Bài Viết Tổng Hợp

TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI CÓ ĐỘNG LỰC ĐỂ NỖ LỰC HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC?

TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI CÓ ĐỘNG LỰC ĐỂ NỖ LỰC HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC?

29/03/2025

668 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

TẠI SAO CON NGƯỜI LẠI CÓ ĐỘNG LỰC ĐỂ NỖ LỰC HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC?

Thuyết kì vọng (tiếng Anh: Expectancy theory) của Victor Vroom lí giải điều đó xoay quanh ba mối quan hệ Motivation, Expectancy và Instrumentality.

Người lao động sẽ nỗ lực làm việc nếu họ biết rằng việc làm đó sẽ dẫn tới kết quả tốt hoặc những phần thưởng đối với họ có giá trị cao. Chẳng hạn, một người muốn thăng tiến và họ được cho biết rằng nếu chăm chỉ làm việc sẽ có thành tích trong công việc và thành tích đó sẽ dẫn tới thăng tiến, thì nhận thức đó sẽ thúc đẩy họ chăm chỉ làm việc để đạt được ước vọng của bản thân.

Con người sẽ tự quyết định chọn cho mình một mức nỗ lực để đạt mục tiêu của tổ chức tùy thuộc vào mức độ kì vọng và kết quả, phần thưởng họ nghĩ sẽ nhận được và mức độ quan trọng của phần thưởng với họ.

null

𝑽𝒓𝒐𝒐𝒎 đ𝒂̃ đ𝒖̛𝒂 𝒓𝒂 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖̛́𝒄 𝒙𝒂́𝒄 đ𝒊̣𝒏𝒉 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒍𝒖̛̣𝒄 𝒄𝒂́ 𝒏𝒉𝒂̂𝒏:

M = E x I x V

- M - Motivation là động lực làm việc

- E - Expectancy là kì vọng. Đó là niềm tin của người lao động rằng nỗ lực của họ trong công việc cụ thể sẽ dẫn đến kết quả tốt. Khái niệm này thể hiện mối quan hệ giữa nỗ lực (effort) và kết quả (performance).

E là xác suất mà cá nhân ấn định cho một mức nỗ lực làm việc sẽ đạt mức thành tích xác định.

E = 0 khi cá nhân nghĩ rằng họ không thể đạt được thành tích;

E = 1 khi họ hoàn toàn chắc chắn có thể đạt được mức thành tích.

Người lao động càng tự tin vào bản thân mình, được cung cấp đầy đủ các kĩ năng cho công việc và có môi trường thuận lợi để làm việc thì E sẽ càng cao.

null

- I - Instrumentality là công cụ. Người lao động có niềm tin rằng kết quả tốt sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng. Khái niệm này thể hiện mối quan hệ giữa kết quả (performance) và phần thưởng (outcome/rewards).

I là xác suất mà cá nhân ấn định cho một mức thực hiện công việc nhất định thì sẽ có phần thưởng tương ứng.

I có thể dao động từ 1- hoàn toàn chắc chắn về quan hệ giữa thành tích và phần thưởng tương ứng đến 0- không có cơ hội được nhận phần thưởng mong ước khi có kết quả.

- V - Valence là giá trị. Giá trị thể hiện mức độ quan trọng của phần thưởng đối với người thực hiện công việc, là giá trị cá nhân gán cho phần thưởng được nhận. Khái niệm này được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa phần thưởng (rewards) và mục tiêu cá nhân (personal goals).

V có thể dao động từ - 1 (kết quả hoàn toàn không mong muốn) đến +1 (kết quả hoàn toàn như mong muốn).

Vroom cho rằng người nhân viên chỉ được động viên khi nhận thức của họ về cả ba khái niệm hay ba mối quan hệ trên là tích cực. Nói cách khác là khi họ tin rằng nỗ lực của họ sẽ cho ra kết quả tốt hơn, kết quả đó sẽ dẫn đến phần thưởng xứng đáng và phần thưởng đó có ý nghĩa và phù hợp với mục tiêu cá nhân của họ.

Như vậy để tạo động lực cho người lao động nhà quản trị phải tìm hiểu quá trình suy nghĩ của cá nhân giúp tối đa hóa E, I, V làm cho nhân viên mình nhận thức được quan hệ giữa nỗ lực với kết quả đạt được, kết quả với phần thưởng và phần thưởng phải đáp ứng được nhu cầu nhân viên.

(𝐻𝑅𝐶 𝐴𝑐𝑎𝑑𝑒𝑚𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝)

P/s: Như vậy, các Doanh nghiệp và HRs có thể có cơ sở khoa học, nghiên cứu xây dựng một số cơ chế và áp dụng vào việc thúc đẩy hiệu suất người lao động. Điều quan trọng nhất là xây dựng được niềm tin cho họ, bắt đầu từ việc hiểu được gốc rễ của niềm tin đó xuất phát từ đâu.

Bình luận