16/01/2025
595 người xem
0/5 trong 0 lượt đánh giá
𝐓𝐔𝐑𝐍𝐎𝐕𝐄𝐑 𝐑𝐀𝐓𝐄: 𝐓𝐲̉ 𝐥𝐞̣̂ 𝐭𝐡𝐨̂𝐢 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 (𝐭𝐮𝐫𝐧𝐨𝐯𝐞𝐫 𝐫𝐚𝐭𝐞) 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐲̉ 𝐥𝐞̣̂ 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧 𝐫𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐨̉𝐢 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐲 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐤𝐡𝐨𝐚̉𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 đ𝐢̣𝐧𝐡.
Tỷ lệ này cao sẽ gây tốn kém cho tổ chức. Còn đối với người sử dụng lao động hoặc người quản lý tuyển dụng thì việc lấp đầy các vị trí trống là một hoạt động tốn thời gian, mà nếu các vị trí này bị để trống quá lâu thì doanh nghiệp vận hành không trôi chảy.
Nhân viên rời khỏi công ty vì hai nguyên nhân lớn là thôi việc tự nguyện (voluntary - do các nguyên nhân chủ quan như bất mãn, không hài lòng, bất hòa với công việc và người quản lý) và không tự nguyện (involuntary - do các nguyên nhân khách quan như về hưu, bệnh tật, chuyển nơi ở,...).
𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐓𝐈́𝐍𝐇 𝐓𝐔𝐑𝐍𝐎𝐕𝐄𝐑 𝐑𝐀𝐓𝐄
Công thức xác định chỉ số turnover rate được tính bằng cách lấy tổng số lao động nghỉ việc chia cho tổng số lao động bình quân trong kỳ. Ví dụ: Số lao động nghỉ việc trong năm (12 tháng) là 15 người và số lao động trung bình mỗi tháng trong năm (có thể cộng trên bảng lương hàng tháng và chia đều cho 12 tháng) là 100 người. Vậy tỷ lệ biến động nhân sự trong năm là (15/100)*100 = 15%.
Tỷ lệ nghỉ việc hàng tháng: Để tính tỷ lệ nghỉ việc cho bất kỳ tháng nào, bạn cần phải biết tổng số nhân viên vào đầu tháng, số nhân viên mới được thêm vào tháng đó và số nhân viên rời khỏi công ty. Số nhân viên rời khỏi công ty chính là số lượng nghỉ việc.
Công thức tính: Tỷ lệ nghỉ việc = Số lượng nghỉ việc/Số Nhân sự Trung bình * 100
Tỷ lệ nghỉ việc hàng quý: Tỷ lệ nghỉ việc quý được tính theo công thức tương tự như tỷ lệ nghỉ việc tháng với dữ liệu nhân sự của cả quý. Turnover rate nên ở mức 4%-6%
---------
Tỷ lệ biến động nhân sự lý tưởng là 0%, nhưng điều này là phi thực tế vì chắc chắn có vào thì có ra, không có một tổ chức nào là ngoại lệ cả. Ngay cả ở mức tỷ lệ lý tưởng này – 0% cũng kèm theo điều kiện lý tưởng nữa là 100% lao động đều có hiệu suất làm việc hiệu quả và đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này cũng phi thực tế vì luôn có tốt và không tốt. Đó là thực tế khách quan.
Dr. John Sullivan, chuyên gia hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhân sự nhận định rằng:
Turnover rate < 3%: Tỷ lệ này cho thấy mọi thứ ở công ty dường như đều ổn. Có chăng lỗi là ở người sếp. Các sếp nên thay đổi lại một số cách ứng xử, giao tiếp với nhân viên hoặc cách làm việc, giao việc,...
Turnover rate trong khoảng 3 – 5%: Tỷ lệ này chưa có nhiều lo ngại. Lỗi nhiều là ở hệ thống lương. Có thể xem lại hệ thống lương. Bên cạnh đó lỗi ở cấp trên vẫn tính vào tỷ lệ này.
Turnover rate trong khoảng 5 – 8%: Công ty có dấu hiệu đang gặp vấn đề. Ngoài vấn đề “sếp”, “lương”, có thể còn có thêm vấn đề về “cơ hội phát triển và thăng tiến”. Nên xem lại hệ thống đào tạo phát triển của cty và các chức danh xem thế nào?
Turnover rate trong khoảng 8 – 10%: Tỷ lệ cảnh báo. Công ty đang gặp vấn đề về văn hóa doanh nghiệp. Có thể xem xét lại các hoạt động nhân sự, truyền thông nội bộ, có thể công ty thiếu những buổi sinh hoạt, PR nội bộ. Nên xem lại từ vấn đề lương, cơ hội thăng tiến cho văn hóa.
Turnover rate >10%: Ngoài những yếu tố trên, rất có khả năng bị các yếu tố môi trường vĩ mô toàn ngành tác động như xu hướng nhảy việc của toàn ngành chẳng hạn. Trường hợp này cần phải xem lại một cách tổng thể.
𝐕𝐢̀ 𝐯𝐚̣̂𝐲, 𝐭𝐡𝐞𝐨 𝐜𝐚́𝐜 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐠𝐢𝐚, 𝐭𝐮𝐫𝐧𝐨𝐯𝐞𝐫 𝐫𝐚𝐭𝐞 𝐨̂̉𝐧 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐬𝐞̃ 𝐨̛̉ 𝐦𝐮̛́𝐜 𝟒%-𝟔%.
Tuy nhiên, khảo sát của Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt đang biến động nhân sự trên 10%, thậm chí có nơi tới vài chục phần trăm. Điều đó gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là việc khó tuyển được đủ nhu cầu nhân sự chất lượng để thay thế.
4%-6% 𝒍𝒂̀ 𝒄𝒐𝒏 𝒔𝒐̂́ 𝒍𝒚́ 𝒕𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃𝒊̀𝒏𝒉. 𝑻𝒖𝒚 𝒏𝒉𝒊𝒆̂𝒏, 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒐́ 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒔𝒐̂́ 𝒏𝒈𝒂̀𝒏𝒉 𝒎𝒂̀ 𝒃𝒂̣𝒏 𝒑𝒉𝒂̉𝒊 𝒄𝒉𝒂̂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒔𝒐̂́ 𝒕𝒖𝒓𝒏𝒐𝒗𝒆𝒓 𝒓𝒂𝒕𝒆 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒂𝒐 𝒉𝒐̛𝒏, đ𝒐́ 𝒍𝒂̀:
Công việc bán lẻ: Làm việc trong lĩnh vực bán lẻ rất khó khăn. Nó thường có nghĩa là làm việc nhiều giờ bao gồm cả buổi tối và cuối tuần, tiền lương có xu hướng thấp và gây ra mệt mỏi về thể chất. Ngoài ra, ngành bán lẻ đang chuyển đổi từ các cửa hàng truyền thống sang thương mại điện tử, đồng nghĩa với việc số lượng nhân sự trong ngành sẽ ngày càng ít.
Lĩnh vực khách sạn: Ngành khách sạn cũng giống như lĩnh vực bán lẻ khi xét đến các điều kiện làm việc của nó. Giờ làm việc không đều đặn, khách hàng yêu cầu nhiều và các công việc cũng đòi hỏi một thể chất tốt.
Lĩnh vực CNTT: Các công việc về công nghệ ngày càng nhiều, nhân lực giỏi thì ít, khiến các công ty thay nhau thu hút nhân tài, gây biến động nhân sự mạnh trong ngành.
Sales: Nếu bạn là một nhân viên bán hàng giỏi, bạn có thể bán bất cứ thứ gì, kể cả bản thân bạn. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi nhân viên bán hàng có xu hướng đến nơi họ có thể kiếm được nhiều tiền nhất - điều này dẫn đến tỷ lệ thay đổi nhân viên cao.
10 nguyên nhân dẫn đến Turnover rate cao.
𝐍𝐡𝐢̀𝐧 𝐜𝐡𝐮𝐧𝐠, 𝐜𝐨́ 𝟏𝟎 𝐧𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢̉ 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐩𝐡𝐨̂̉ 𝐛𝐢𝐞̂́𝐧 𝐭𝐮̛̀ 𝐩𝐡𝐢́𝐚 𝐧𝐡𝐚̂𝐧 𝐯𝐢𝐞̂𝐧:
- Thuê rất nhiều nhân viên cấp thấp nhưng không có kế hoạch để thay đổi vị trí của họ.
- Bạn thuê rất nhiều thực tập sinh.
- Đối thủ cạnh tranh của bạn đang cung cấp các thỏa thuận cạnh hơn đối với ứng viên.
- Cách quản lý kém.
- Các phương tiện truyền thông xã hội làm gia tăng cạnh tranh tuyển dụng.
- Các thế hệ trẻ hơn có những ưu tiên khác nhau.
- Các công việc làm từ xa ngày càng nhiều.
- Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên.
- Nhân viên muốn công việc của họ tạo ra sự khác biệt.
- Nhân viên chuyển nơi ở.
(𝐻𝑅𝐶 𝐴𝑐𝑎𝑑𝑒𝑚𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝)
--------
Và đây là các giải pháp giúp anh chị “bình ổn” nhân sự tại Doanh nghiệp mình nha:
https://hrcacademy.vn/khoa-hoc-hrm Khóa huấn luyện các Trưởng phòng nhân sự đã có hơn 500 học viên hoàn tất chương trình học và trở thành nhân tố KEY của doanh nghiệp.
Hotline/zalo support anh/chị 24/7 siu nhiệt: 0919439146 | 0915252268 | 0917517698
-----------
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268 | 0917517698