Bài Viết Tổng Hợp

TIẾN HÀNH KAIZEN TRONG DOANH NGHIỆP CÓ KHÓ KHÔNG

TIẾN HÀNH KAIZEN TRONG DOANH NGHIỆP CÓ KHÓ KHÔNG

08/01/2025

571 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

𝐓𝐈𝐄̂́𝐍 𝐇𝐀̀𝐍𝐇 𝐊𝐀𝐈𝐙𝐄𝐍 𝐓𝐑𝐎𝐍𝐆 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐏 𝐂𝐎́ 𝐊𝐇𝐎́ 𝐊𝐇𝐎̂𝐍𝐆?
Kaizen có nguồn gốc tại Nhật Bản, được hiểu theo cách sau: "Kai" có nghĩa là sự thay đổi, trong khi "zen" mang ý nghĩa tốt hơn. Hoặc nói cách khác, triết lý Kaizen được hiểu là liên tục cải thiện chính bản thân mọi người, hàng ngày và ở bất ở đâu. Tuy vậy, một quan điểm khác cho rằng Kaizen không chỉ đơn giản là cải thiện mà Kaizen còn là tối ưu hóa quy trình, sản phẩm, môi trường làm việc và cả con người.
Vào năm 1986, triết lý Kaizen từ phương Tây đã được Masaaki Imai lan tỏa tới mọi người thông qua cuốn sách Kaizen mang tên "Chìa khóa thành công cạnh tranh của Nhật Bản". W. Edwards Deming cùng một nhà sản xuất người Nhật nhận thấy giá trị của triết lý Kaizen và nhanh chóng lan tỏa ý này đến mọi người.
Mục đích lần này là tập trung vào việc tăng cường hiệu suất sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người.

null

Đ𝐎̂́𝐈 𝐕𝐎̛́𝐈 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐏, 𝐊𝐀𝐈𝐙𝐄𝐍 𝐓𝐇𝐔̛̣𝐂 𝐇𝐈𝐄̣̂𝐍 𝐓𝐑𝐎𝐍𝐆 𝟖 𝐁𝐔̛𝐎̛́𝐂
𝑩𝒖̛𝒐̛́𝒄 1: 𝑳𝒖̛̣𝒂 𝒄𝒉𝒐̣𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒙𝒂́𝒄 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒂̣𝒎 𝒗𝒊 𝒂́𝒑 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝑲𝒂𝒊𝒛𝒆𝒏.
Kaizen chỉ nên áp dụng vào những dây chuyền sản xuất hoặc các bộ phận chuyên môn thực sự cần thiết và có khả năng thực hiện cải tiến. Không nên sử dụng Kaizen một cách tùy tiện, vì việc áp dụng sai mục tiêu có thể gây phản tác dụng cho phương pháp này. Bạn nên bắt đầu áp dụng Kaizen ở một điểm nhất định, sau đó mở rộng áp dụng vào từng đội nhóm, bộ phận và cuối cùng mở rộng ra toàn bộ doanh nghiệp.
𝑩𝒖̛𝒐̛́𝒄 2: 𝑿𝒂́𝒄 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒎𝒖̣𝒄 𝒕𝒊𝒆̂𝒖 𝒒𝒖𝒂 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒕𝒓𝒂̣𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒂̣𝒊.
Bất kỳ phương pháp hoặc chiến lược thay đổi nào cũng đòi hỏi sự suy nghĩ sáng suốt từ doanh nghiệp khi đưa ra quyết định. Quá trình đánh giá thực trạng của doanh nghiệp hiện tại là bước quan trọng để xác định hướng và mục tiêu Kaizen một cách chính xác.
Việc triển khai Kaizen không cần chi phí quá lớn, bởi vì bản chất của Kaizen không nằm ở những công cụ khoa học hiện đại phức tạp, mà nó là một triết lý được áp dụng vào quản lý tổ chức và doanh nghiệp. Mặc dù không yêu cầu số tiền lớn, nhưng Kaizen yêu cầu sự cam kết và nỗ lực kéo dài từ phía doanh nghiệp, đặc biệt là từ lãnh đạo, nhằm tạo ra sự chỉ đạo mạnh mẽ và nghiêm túc đối với nhân viên.
Vì vậy, để mọi người không bỡ ngỡ, doanh nghiệp nên chuẩn bị nền tảng tinh thần và phổ biến cho công ty trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tiếp theo.
𝑩𝒖̛𝒐̛́𝒄 3: 𝑿𝒂́𝒄 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒏𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒈𝒐̂́𝒄 𝒓𝒆̂̃ 𝒈𝒂̂𝒚 𝒓𝒂 𝒗𝒂̂́𝒏 đ𝒆̂̀.
Sau khi đã hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp, bước tiếp theo là cụ thể hóa việc xác định nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mà công ty đang gặp phải. Khi bạn hiểu rõ các lỗ hổng của mọi vấn đề thì quá trình giải quyết vấn đề có thể diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc chỉ giải quyết theo quán tính, không đảm bảo tính chặt chẽ và ổn định.
Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đang đối mặt với vấn đề tồn đọng hàng tồn kho quá nhiều, thì nguyên nhân gốc rễ là gì? Có thể nguyên nhân đó bắt nguồn từ sai sót trong quá trình phân phối, hoặc từ chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu,... Bạn có thể dựa vào các số liệu thống kê và dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian đủ lâu để có câu trả lời chính xác nhất.
Một phương pháp hữu ích để làm tìm ra các vấn đề hiệu quả đó là phương pháp 𝟓 𝐖𝐡𝐲𝐬. Phương pháp này được thực hiện một cách đơn giản trong việc xác định nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề. Phương pháp hoạt động bằng cách liên tục đặt câu hỏi "Tại sao?" cho đến khi tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.
𝑩𝒖̛𝒐̛́𝒄 4: Đ𝒆̂̀ 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒕𝒖̛̀ 𝒏𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒅𝒖̛̃ 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖 đ𝒂̃ 𝒑𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒊́𝒄𝒉.
Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề ở đâu thì cải thiện ở đó. Khi đã phân tích và xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, bạn cần đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp với phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp. Quan trọng là những giải pháp này phải dựa trên dữ liệu thống kê và có khả năng đo lường bằng những con số.
𝑩𝒖̛𝒐̛́𝒄 5: 𝑻𝒊𝒆̂́𝒏 𝒉𝒂̀𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒕𝒉𝒆𝒐 𝒑𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒂́𝒑 đ𝒆̂̀ 𝒓𝒂.
Ở bước này, phương pháp Kaizen sẽ được thực hiện theo kế hoạch đã được xác định trước đó. Trong quá trình thực hiện, sự tham gia của bộ phận lãnh đạo, các cấp quản lý và những người có liên quan phải liên tục theo dõi quá trình thực hiện, thu thập thông tin và tiến hành kiểm tra tỉ mỉ để đảm bảo việc áp dụng Kaizen vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp được thực hiện đúng cách và có hiệu quả.
𝑩𝒖̛𝒐̛́𝒄 6: Đ𝒐 𝒍𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ đ𝒂́𝒏𝒉 𝒈𝒊𝒂́ 𝒌𝒆̂́𝒕 𝒒𝒖𝒂̉ 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏.
Measurable - có thể đo lường được là một trong năm tiêu chí của mô hình SMART. Mục tiêu cần phải có tính định lượng để có thể xác định mức độ hoàn thành. Điều này giải thích tại sao bước thứ 4 yêu cầu doanh nghiệp đề xuất các giải pháp có khả năng đo lường bằng cách sử dụng con số. Chẳng hạn, mục tiêu cụ thể và có khả năng đo lường có thể là công ty muốn tiếp cận 10,000 khách hàng doanh nghiệp tại Mỹ.
Mục tiêu được coi là thành công khi doanh nghiệp thực sự tiếp cận được 10,000 khách hàng theo chuẩn đã đặt ra. Khi sử dụng tiêu chí đo lường được của mô hình SMART, bạn có thể dễ dàng xác định những giải pháp Kaizen phù hợp. Do đó, ở bước này, bạn cần thực hiện thao tác thu thập dữ liệu quen thuộc.
𝑩𝒖̛𝒐̛́𝒄 7: 𝑿𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒉𝒐𝒂̣̆𝒄 đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒄𝒉𝒊̉𝒏𝒉 𝒄𝒂́𝒄 𝒕𝒊𝒆̂𝒖 𝒄𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏 đ𝒆̂̉ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛̀𝒂 𝒕𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒂̣𝒏𝒈 𝒍𝒂̣̆𝒑 𝒍𝒂̣𝒊.
Trong quá trình ghi nhận kết quả, bạn sẽ cảm nhận được những bất cập của việc áp dụng Kaizen vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Lúc này, nếu bạn gặp các thiếu sót hay vi phạm, hãy nhanh chóng tiến hành khắc phục và điều chỉnh lại ngay. Hãy biến những điều chưa phù hợp của Kaizen thành những yếu tố tăng cường trong cách vận hành Doanh nghiệp của bạn.
𝑩𝒖̛𝒐̛́𝒄 8: 𝑿𝒆𝒎 𝒙𝒆́𝒕 𝒍𝒂̣𝒊 𝒒𝒖𝒂́ 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝒗𝒂̀ 𝒙𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒅𝒖̛̣ 𝒂́𝒏 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑 𝒕𝒉𝒆𝒐.
Việc triển khai triết lý Kaizen bạn không thể nôn nóng có kết quả ngay lập tức. Đây là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, với việc quan sát, thu thập dữ liệu, đo lường và đánh giá liên tục. Do đó, hãy bắt đầu từ những thay đổi nhỏ nhất và rút ra những bài học quý báu, để tránh lặp lại sai lầm trong các lần triển khai sau.
Qua đó, bạn sẽ nhận thấy rằng: không có bài học vĩ mô quốc tế nào có giá trị thực sự tốt hơn những bài học mà doanh nghiệp của bạn đã học từ việc thử nghiệm và áp dụng thực tế.
(𝐻𝑅𝐶 𝐴𝑐𝑎𝑑𝑒𝑚𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝)
-----------
𝗛𝗢𝗖 𝗡𝗛𝗔𝗡 𝗦𝗨 𝗗𝗘𝗡 #HRC_Academy!
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268 | 0917517698
 
 
 
 

Bình luận