13/12/2024
690 người xem
0/5 trong 0 lượt đánh giá
Câu hỏi là một công cụ mạnh mẽ và độc đáo để mở ra những tiềm năng, giá trị trong tổ chức. Nó thúc đẩy việc học hỏi, kích thích sự đổi mới và cải thiện hiệu suất. Đồng thời còn xây dựng mối quan hệ và sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm. Nó còn có thể giảm thiểu rủi ro kinh doanh bằng cách phát hiện ra những cạm bẫy và nguy hiểm không lường trước được. Sau đây là một số cách mà chúng ta có thể định hình câu hỏi và lựa chọn cách trả lời để có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc trò chuyện.
1. ĐẶT CÂU HỎI NHIỀU HƠN
Một trong những lời phàn nàn phổ biến nhất mà mọi người thường nói sau một cuộc trò chuyện hay phỏng phấn là “Tôi ước anh ấy đã đặt nhiều câu hỏi hơn”. Vậy tại sao nhiều người trong chúng ta lại không đặt câu hỏi nhiều hơn?
Một lý do là con người thường tự mãn, họ khao khát gây ấn tượng với người khác bằng những suy nghĩ và câu chuyện của mình. Hoặc có thể họ thờ ơ, không đủ quan để hỏi. Hoặc họ tự tin thái quá vào kiến thức của mình và nghĩ rằng họ đã biết câu trả lời. Hoặc có thể họ lo lắng họ sẽ hỏi sai và bị coi là thô lỗ, thiếu năng lực. Nhưng hầu hết mọi người không nhận ra rằng việc đặt câu hỏi mở ra cơ hội học hỏi và cải thiện sự gắn kết giữa các cá nhân.
Bước đầu tiên để trở thành một người đặt câu hỏi tốt hơn là hãy đặt câu hỏi nhiều hơn. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc trò chuyện, mà còn phụ thuộc vào loại câu hỏi, âm điệu, thứ tự, cách định hình câu hỏi cũng rất quan trọng.
Cách tiếp cận tốt nhất để có thể nâng cao sức mạnh và hiệu quả của việc đặt câu hỏi phụ thuộc vào mục tiêu của những người tham gia vào cuộc trò chuyện. Chẳng hạn như hai người đang cố gắng xây dựng mối quan hệ hoặc hoàn thành một nhiệm vụ cùng nhau. Hoặc cạnh tranh với nhau, các bên đang tìm cách khám phá thông tin nhạy cảm từ nhau hoặc phục vụ lợi ích của mình. Hoặc cũng có thể là sự kết hợp của cả hai.
2. ƯU TIÊN CÁC CÂU HỎI YÊU CẦU THÊM THÔNG TIN
Không phải câu hỏi nào cũng có giá trị như nhau. Có 4 loại câu hỏi: câu hỏi giới thiệu (Bạn khỏe không?), câu hỏi phản chiếu (Tôi khỏe, còn bạn?), câu hỏi thay đổi hoàn toàn chủ đề và những câu hỏi yêu cầu thêm thông tin (câu hỏi tiếp theo). Mặc dù mỗi loại câu hỏi đều có những phong phú riêng nhưng câu hỏi yêu cầu thêm thông tin có sức mạnh đặc biệt hơn. Chúng báo hiệu cho đối tác của bạn biết rằng bạn đang lắng nghe, quan tâm và muốn biết thêm. Những người khi tương tác thường đặt thêm nhiều câu hỏi hơn, đối tác của sẽ cảm thấy được tôn trọng và lắng nghe.
3. BIẾT KHI NÀO NÊN ĐẶT CÂU HỎI MỞ
Không ai muốn cảm thấy bản thân như đang bị thẩm vấn, có một số câu hỏi có thể khiến người trả lời bị rơi vào tình huống chỉ có thể trả lời có hoặc không. Câu hỏi mở có thể khắc phục điều đó và nó đặc biệt hữu ích trong việc khai phá thông tin hoặc học hỏi điều gì mới. Thực tế, nguồn gốc của sự đổi mới thường là kết quả của việc tìm ra câu trả lời ẩn giấu, bất ngờ mà không ai từng nghĩ trước đó.
Tất nhiên, câu hỏi mở không phải lúc là cũng là lựa chọn tối ưu. Chẳng hạn nếu bạn đang ở trong một cuộc thương lượng căng thẳng hoặc đang làm việc với những người có xu hướng giữ kín thông tin, thì câu hỏi mở có thể để lại quá nhiều khoảng trống để họ lảng tránh hoặc nói dối bằng cách bỏ sót thông tin. Trong những trường hợp như vậy, câu hỏi đóng là lựa chọn tốt hơn nếu chúng được định hình đúng cách.