Bài Viết QTNS - HRM

 QUY TRÌNH XÂY DỰNG TRIỂN KHAI BSC - KPI

 QUY TRÌNH XÂY DỰNG TRIỂN KHAI BSC - KPI

24/08/2024

567 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

 QUY TRÌNH XÂY DỰNG TRIỂN KHAI BSC - KPI
1. Rà soát tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Doanh nghiệp:
- Chúng ta muốn đi tới đâu (tầm nhìn);
- Chúng ta tồn tại để làm gì (sứ mệnh);
- Chúng ta có gì đặc biệt để phát triển, để cạnh tranh (giá trị cốt lõi)
 
2. Rà soát Cơ cấu tổ chức bộ máy:
- Phân tích chuỗi giá trị
- Phân tích dòng chảy kinh doanh
- Phân tích dòng chảy công việc các bộ phận
- Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, mô tả công việc
 
3. Rà soát chiến lược của Công ty:
- Phân tích mô hình kinh doanh
- Phân tích bên trong, bên ngoài, cơ hội, thách thức
- Phương pháp của chúng ta đi như thế nào
- Cần đạt được những mục tiêu nào
- Yếu tố nào quyết định thành công
- Giải pháp chính là gì
 
4. Xây dựng Bản đồ chiến lược:
- Chuyển hóa các mục tiêu chiến lược thành bản đồ chiến lược;
- Bản đồ chiến lược là sơ đồ ghi lại các mục tiêu chiến lược ưu tiên mà doanh nghiệp theo đuổi.
- Là công cụ giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược và triển khai các chiến lược dễ hiểu, trực quan.
- Một số lưu ý khi xây dựng bản đồ chiến lược:
+ Bắt đầu bằng các động từ
+ Sử dụng các từ khóa: tăng, giảm, tối ưu, nâng cao, cải thiện....
- Phương pháp xây dựng:
+ Rà soát dưới lên với câu hỏi Why
+ Tại sao cần có mục tiêu này
+ Nếu mục tiêu này đạt được sẽ dẫn đến mục tiêu nào?
- Rà soát trên xuống với câu hỏi How.
+ Làm sao để đạt mục tiêu này.
+ Để đạt được mục tiêu này, cần đạt được mục tiêu nào trước.
 
5. Xây dựng thẻ điểm cân bằng (BSC)
- Thẻ điểm cân bằng là hệ thống chiến lược mục tiêu xoay quanh 4 góc nhìn: Tài chính, khách hàng, quy trình, con người...
- Thẻ điểm cân bằng là công cụ triển khai chiến lược mục tiêu đến từng cá nhân vị trí
- Thẻ điểm cân bằng là hệ thống đo lường và kiểm soát mục tiêu chiến lược
- Cấu trúc thẻ điểm cân bằng:
+ Thể hiện các viễn cảnh của BSC (TC, KH, QTNB, HHPT);
+ Mục tiêu: Đích mong muốn của Doanh nghiệp trong tương lai;
+ Trọng số: Tầm quan trọng của mục tiêu
+ Thước đo: Cách thức đo và đơn vị tính
+ Chỉ số (KPI): Tham chiếu (TC): Là kết quả của kỳ trước
+ Chỉ tiêu (CT): Là mức phấn đấu của kỳ này
+ Tần suất kiểm soát: Là giới hạn thời gian định kỳ kiểm soát chỉ tiêu
+ Công cụ đo lường: Là các công cụ cụ thể để đo lường các chỉ số
+ Kế hoạch, biện pháp: Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu
+ Phân công thực hiện: Chủ trì, Tham gia, Hỗ trợ, Quản lý

null

6. Xây dựng KPI cho các bộ phận
- Đảm bảo tính xuyên suốt từ cấp Công ty đến phòng ban
- Phân bổ KPI cho các bộ phận thông qua ma trận mục tiêu
- Xác định KPI bộ quận thông qua CNNV, kế hoạch hành động của bộ phận
- Các mục tiêu ở mọi cấp đều hướng vào 4 góc nhìn: Tài chính, khách hàng, quy trình, con người
 
7. Xây dựng KPI vị trí
- Key: Chìa khóa, chính, tiêu biểu
- Performance: Hiệu suất: Hiệu suất là khả năng tránh lãng phí vật liệu, năng lượng, nỗ lực, tiền bạc và thời gian để làm một việc gì đó hay tạo ra kết quả mong muốn.
- Indicator: Chỉ số là thước đo thống kê (lần, %, số lượng...)
- Cơ sở xây dựng KPI vị trí
+ Phân bổ mục tiêu từ trên xuống
+ Xác định từ kế hoạch hành động
+ Từ mô tả công việc, nhiệm vụ chính của vị trí
- Nguyên tắc SMART
Specific: Cụ thể
Measurable: Đo lường được
Attainable: Có thể đạt được
Relevant: Thực tế
Timebound: Có thời hạn cụ thể
- Cách lấy các chỉ số
+ đo về số lượng
+ đo về chất lượng
+ đo thời gian
+ đo chi phí
- Cách đo KPI
+ Đo xuôi: Thực đạt/Kế hoạch = Tỷ lệ hoàn thành
+ Đo ngược: Trừ ngược lại so với chỉ tiêu (100% - % KPI/lỗi * số lượng lỗi = Tỷ lệ hoàn thành)
- Các xác định các chỉ số KPI từ MTCV
+ Xác định các nhiệm vụ chính
+ Xác định kết quả đầu ra (tiêu chuẩn hoàn thành của từng nhiệm vụ)
+ Chuyển hóa thành các chỉ số KPIs đo lường
+ Chọn lựa các chỉ số chính, các Key
- Thiết kế mẫu biểu giao, đánh giá KPIs
Tiêu chí đo lường
Trọng số
Viễn cảnh
Thước đo
Tham chiếu
Chỉ tiêu
Công cụ/nguồn đo
Cách đo
Cách đánh giá

null

Bình luận