13/12/2024
567 người xem
0/5 trong 0 lượt đánh giá
Quản trị cảm xúc là một chùm các kỹ năng giúp bạn nhận diện được cảm xúc trong cơ thể mình, nó có ảnh hưởng như thế nào đối với bản thân và mọi đối tượng xung quanh. Từ đó bạn có thể hoàn toàn làm chủ và điều tiết nó phù hợp theo ý đồ của bạn thân để đạt được một mục đích nào đó. Nó là một phần của trí tuệ nói chung, mặc dù để quản trị tốt có thể sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng thành quả mang lại vô cùng xứng đáng. Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, trí tuệ cảm xúc đóng góp vào thành công của một cá nhân không dưới 75% dù trên bất kỳ lĩnh vực nào.
1. Tự nhận thức.
Trong cuộc sống, chúng ta thường phải đưa ra quyết định trong những tình huống đầy bất định và khó đoán. Không giống như những phép toán thuần túy trong trường học mà luôn có đáp rõ ràng như 1 + 1 = 2, việc đưa ra quyết định trong thực tế ở mọi hoàn cảnh luôn chịu ảnh hưởng lớn từ cảm xúc.Thực tế, mọi quyết định mà bạn từng đưa ra không hoàn toàn dựa trên 100% lý trí, ngay cả với những người tự cho mình là vô cùng lý trí. Lý trí là khởi điểm của một quyết định, nhưng cảm xúc cũng luôn âm thầm xuất hiện ngay lúc đó, len lỏi và tác động đến mọi lựa chọn của bạn. Đây là điều đã ăn sâu vào bản chất con người từ khi chúng ta xuất hiện trên hành tinh này.
Chính vì vậy, tự nhận thức không chỉ là việc hiểu rõ cảm xúc của mình mà còn là việc thừa nhận vai trò của chúng trong mọi hành động và lựa chọn. Khi nhận ra rằng cảm xúc và lý trí luôn đan xen, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh chúng để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn. Đây chính là bước đầu để hiểu bản thân sâu sắc, từ đó phát triển trí thông minh EQ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và thành công.
2. Tự kiểm soát.
Cuộc sống chẳng bao giờ thiếu những thử thách, những tình huống không như mong đợi. Áp lực có thể đến với bạn từ mọi phía, căng thẳng thì chồng chất lên nhau, lúc này bản thân bạn sẽ rơi vào trạng thái mắc lỗi nhiều hơn, đầu óc trống rỗng, suy nghĩ thì lộn xộn chẳng thể nhớ nổi điều gì. Nếu tình trạng này kéo dài may mắn nó sẽ qua đi nếu bạn đầy nghị lực và ý chính, nhưng chính những áp lực cũng sẽ vùi dập bạn nếu bản thân không thể kiểm soát.
Khi đang trong tình trạng căng thẳng, điều quan trọng đầu tiên là phải nhận thức và nhận diện những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tức giận hay sợ hãi. Bước đầu tiên không phải là đối mặt với chúng ngay lập tức, mà là học cách kiềm chế và không để chúng chi phối hành động của mình. Đừng vội vàng phản ứng mà thay vào đó, hãy luyện khả năng chịu đựng sự khó chịu đó trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp bạn duy trì sự tỉnh táo và kiểm soát được tình huống.
Sau khi vượt qua được cảm xúc tiêu cực ban đầu, bạn cần tìm cách đối mặt và giải quyết vấn đề một cách chủ động. Sự lạc quan, quyết đoán và khả năng nhìn nhận tình huống từ nhiều góc độ sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua mọi thử thách. Chú ý một điều, tự kiểm soát không chỉ là việc chịu đựng và tìm cách dập tắt những cảm xúc tiêu cực, mà đó còn là khả năng xả chúng ra một cách lành mạnh và không gây hại cho bản thân và những người xung quanh. Bởi nếu không xả ra, chúng có hiện tượng nén lại như những chiếc lò xo khi áp lực tích tụ quá lâu, chúng sẽ dễ dàng bật tung vào những lúc không mong đợi, gây ra những hậu quả không thể kiểm soát.
3. Nhận ra những gì khiến bạn cảm thấy tốt.
Một phần của nhận thức bản thân bao gồm việc xác định những cảm xúc tích cực và nguyên nhân của chúng. Bằng cách nhận ra những phần công việc của bạn kích hoạt những cảm xúc tích cực, bạn có thể xây dựng cảm giác hoàn thành công việc mạnh mẽ, điều này có thể giúp bạn kiên cường hơn khi gặp phải trở ngại. Hãy cân nhắc việc tạo danh sách các phần công việc mang lại cho bạn sự hài lòng và treo danh sách đó trong văn phòng hoặc ô làm việc của bạn.