Bài Viết QTNS - HRM

MỤC TIÊU SMART LÀ GÌ? NGUYÊN TẮC & CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU

MỤC TIÊU SMART LÀ GÌ? NGUYÊN TẮC & CÁCH ĐẶT MỤC TIÊU

16/09/2024

270 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Mục tiêu là một phần của mọi khía cạnh trong cuộc sống và công việc. Mục tiêu cho chúng ta cảm giác về phương hướng, động lực, trọng tâm để hướng tới. Áp dụng mục tiêu SMART có tính cụ thể, có thể đo lường, có khả năng thực hiện, thực tế và có thời hạn nhất định giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn đáng kể.

Mục tiêu SMART là gì?

Mục tiêu SMART (SMART Goals) là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu, dựa trên 5 thành phần: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả năng thực hiện), Realistic (Tính thực tế), Time-bound (Khung thời gian).

Mục tiêu SMART chứa năm khía cạnh giúp chúng ta tập trung và đánh giá lại mục tiêu khi cần. Nguyên tắc này có thể hữu ích cho bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào đang cố gắng thực hành quản lý các dự án.

Mục tiêu SMART được hiểu đơn giản là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu

Công thức SMART bao gồm 5 yếu tố:

  1. S = Specific - Tính cụ thể
  2. M = Measurable - Đo lường
  3. A = Achievable - Khả năng thực hiện
  4. R = Realistic - Tính thực tế
  5. T = Time bound - Khung thời gian

S = Specific - Tính cụ thể

Mục tiêu càng cụ thể càng cho chúng ta biết được chính xác những gì cần theo đuổi để đạt được mục tiêu đó. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng rõ ràng, tính khả thi của mục tiêu đó càng cao.

Ví dụ: Một người đặt mục tiêu đọc 100 cuốn sách mỗi năm, tuy nhiên mục tiêu như vậy còn chung chung. Một mục tiêu cụ thể hơn là một tuần, một tháng đọc bao nhiêu cuốn mới đạt được 100 cuốn sách trong vòng 1 năm? Một ngày đọc bao nhiêu giờ? Đọc loại sách gì? Đọc sách ở đâu? Đọc như thế nào? Khi càng hình dung rõ các ý định thì càng dễ định hình được những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó.

M = Measurable - Đo lường

Measurable có nghĩa là có thể đo lường được, nguyên tắc này liên quan tới những con số. Một mục tiêu có thể cân đo đong đếm chắc chắn là một mục tiêu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để lên kế hoạch hoàn thành. Những con số mà chúng ta đặt ra cho mục tiêu giống như một bàn đạp tinh thần vững chắc, chúng thúc đẩy và truyền động lực để thực hiện.

Một người đặt mục tiêu là đọc thật nhiều sách, nhưng nhiều ở đây là bao nhiêu cuốn sách, như thế nào là nhiều, đọc được nhiều sách hay lĩnh hội được nhiều chân lý hay. Do đó, cần đưa một con số cụ thể vào là bao nhiêu để có động lực đạt tới, đừng đưa ra một cụm từ chung chung, không rõ ràng.

A = Achievable - Khả năng thực hiện

Achievable là tính khả thi, tức là mục tiêu đó phải có khả năng thực hiện, không xa rời, phi thực tế. Hãy hiểu về khả năng của bản thân trước khi đưa ra một mục tiêu nào đó, nếu không sẽ rất dễ khiến chúng ta bỏ cuộc. 

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nên đặt những mục tiêu đơn giản và tránh những thử thách. Điều này có thể dẫn đến cảm giác không có gì thách thức để muốn chinh phục. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm được sự cân bằng giữa việc đặt những mục tiêu khả thi mà vẫn đòi hỏi những thử thách và khuyến khích chúng ta khám phá tiềm năng tối đa của mình.

Ví dụ: Một người đặt mục tiêu đọc hết 2 cuốn sách Marketing mỗi ngày, đây là một mục tiêu hoàn toàn không khả thi. Nếu đặt ra mục tiêu xa vời như vậy, người đó chỉ suốt ngày cầm sách đọc cho xong 2 cuốn, nhồi nhét kiến thức không hiệu quả và đồng thời sẽ khó có thời gian để làm việc gì khác. Việc này chắc chắn không thể kéo dài và khiến người đó dễ dàng bỏ cuộc.

R = Realistic - Tính thực tế

Mục tiêu sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi tính thực tế. Một người không đủ sức khỏe, thời gian, không gian sinh hoạt, phương tiện hỗ trợ,... thì không thể làm việc gì đó được. Do đó, cần đảm bảo có đủ điều kiện thực tế để thực hiện mục tiêu. 

Cũng là ví dụ một người đặt mục tiêu đọc 2 cuốn sách Marketing mỗi ngày. Tuy nhiên nếu người đó đi làm văn phòng 1 ngày 8 tiếng, thêm thời gian dùng để sinh hoạt, ăn uống thì chắc chắn việc đọc được 2 cuốn sách mỗi ngày là hoàn toàn không thể thực hiện được.

T = Time bound - Khung thời gian

Đặt mục tiêu trong một khung thời gian cụ thể giúp chúng ta có động lực hơn để đạt được mục tiêu. Trong quá trình thực hiện, ta có thể biết được mình đang ở đâu trong cuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh tiến độ nếu đang đi chậm hơn so với kế hoạch đề ra.

null

Ý nghĩa của mục tiêu SMART

SMART là tên viết tắt của 5 thành phần là Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound. Mỗi nguyên tắc đặt mục tiêu trên đều có ý nghĩa riêng của nó:

  • Specific trả lời cho các câu hỏi: Bản thân đang hướng tới mục tiêu gì? Muốn đạt được điều gì sau khi hoàn thành mục tiêu? Thực hiện mục tiêu đó như thế nào?
  • Measurable trả lời cho câu hỏi: Mục tiêu đang nằm ở mức nào? Cần đạt được mức bao nhiêu?
  • Achievable trả lời cho: Liệu bản thân có đạt được mục tiêu? Mục tiêu có khiến bản thân nản chí không? Có bỏ cuộc giữa chừng khi đang thực hiện không?
  • Realistic: Bản thân có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu không? Những gì của bản thân đang không phù hợp với tình hình thực tế?
  • Time - bound có ý nghĩa: Mục tiêu thực hiện trong bao lâu? Mốc thời gian kết thúc? Thời gian như vậy đã phù hợp chưa?

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART bám vào 5 thành phần Specific, Measurable, Achievable, Realistic, Time-bound:

  • Định hình ý định: Dựa vào những tiêu chí đã phân tích ở trên, hãy tiến hành định hình mục tiêu cho mình. Phải bám sát vào 5 thành phần S, M, A, R, T để có một mục tiêu thực tế, khả thi.
  • Viết mục tiêu ra giấy: Viết những gì mình muốn thực hiện ra giấy rồi dán ở bất cứ nơi nào dễ nhìn và thường xuyên bắt gặp nhất. Cách làm này nhắc nhớ, tạo động lực cho chúng ta thực hiện mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch chi tiết cho mục tiêu: Chia nhỏ mục tiêu ra bằng cách tính toán xem mỗi ngày/ tuần/ tháng cần phải làm những việc cụ thể gì, việc này nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách để đạt được mục tiêu.

Lưu ý là cần kiểm tra liên tục những ý định để biết được mình đang ở đâu trong hành trình thực hiện mục tiêu, đã đạt được bao nhiêu % kế hoạch, bao lâu nữa thì đạt được mục tiêu đề ra. 

Phân chia đầu mục các việc cần làm theo thứ tự ưu tiên, việc gì quan trọng cần thực hiện trước, việc gì đang bị chậm tiến độ thì cần làm ngay,... để kế hoạch diễn ra theo đúng tiến độ và hoàn thành mục tiêu trong khung thời gian đã đặt ra.

null

Bình luận