13/12/2024
567 người xem
𝐂𝐋𝐀𝐍 𝐂𝐔𝐋𝐓𝐔𝐑𝐄 – 𝐌𝐎̂ 𝐇𝐈̀𝐍𝐇 𝐕𝐀̆𝐍 𝐇𝐎́𝐀 𝐆𝐈𝐀 Đ𝐈̀𝐍𝐇
Clan culture là mô hình văn hóa gia đình, hay còn được gọi là văn hóa cộng tác (collaborative culture), chủ yếu tồn tại trong các tổ chức truyền thống. Trong các doanh nghiệp gia đình, văn hóa này thường được áp dụng, và nhằm tạo ra một môi trường làm việc như một gia đình thực sự.
𝐂𝐥𝐚𝐧 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐞𝐫𝐬, những người đứng đầu các tổ chức này, quan tâm đến những gì nhân viên đánh giá cao, những thay đổi mà họ mong muốn, và lắng nghe ý tưởng của nhân viên về sự phát triển. Hơn nữa, các công ty này cũng trao quyền cho nhân viên, khuyến khích tinh thần làm việc, giảm thiểu cảm giác kiệt sức và tăng khả năng giữ chân nhân tài. Một số ví dụ về các doanh nghiệp và tổ chức thể hiện văn hóa gia đình bao gồm Google, Tom's of Maine và Zappos.
𝐔̛𝐮 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐜𝐮̉𝐚 𝐂𝐥𝐚𝐧 𝐜𝐮𝐥𝐭𝐮𝐫𝐞
Khuyến khích tính sáng tạo, linh hoạt: Các tổ chức áp dụng văn hóa gia đình luôn khuyến khích nhân viên thể hiện ý kiến của mình. Họ đề cao tính linh hoạt và sáng tạo, giúp tổ chức thích ứng tốt hơn khi đối mặt với các vấn đề mới hoặc cần thực hiện các thay đổi.
Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp hoạt động theo văn hóa gia đình là Google. Văn hóa tổ chức của Google áp dụng một số chính sách đặc biệt để khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên. Một trong những chính sách đáng chú ý là "20% time", cho phép nhân viên sử dụng 20% thời gian làm việc để thực hiện các dự án sáng tạo cá nhân của mình. Điều này có nghĩa là Google cung cấp cho nhân viên không gian tự do để họ triển khai ý tưởng cá nhân và thực hiện các dự án theo ý muốn.
Đề cao tinh thần giao tiếp cởi mở giữa các nhân viên: Văn hóa clan khuyến khích sự giao tiếp mở và tự do giữa các thành viên trong tổ chức, cho phép họ thoải mái chia sẻ ý tưởng và được công nhận.
Mặc dù vẫn có sự chênh lệch về cấp bậc và vị trí, điều quan trọng là mọi người đều được đánh giá ý kiến trong việc đổi mới, chẳng hạn như phát triển một dòng sản phẩm mới cho công ty.
Tỷ lệ giữ chân nhân viên cao: Văn hóa clan tạo ra một môi trường gần gũi cho nhân viên, nơi họ được đánh giá ý kiến và được tôn trọng. Điều này làm tăng khả năng giữ chân nhân viên trong tổ chức trong thời gian dài.
𝐍𝐡𝐮̛𝐨̛̣𝐜 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐜𝐮̉𝐚 𝐂𝐥𝐚𝐧 𝐜𝐮𝐥𝐭𝐮𝐫𝐞
Dễ xảy ra thiên vị: Văn hóa gia đình trong doanh nghiệp có một điểm yếu là sự thiên vị. Ví dụ, nhân viên có mối quan hệ gia đình với giám đốc thường nhận được đối xử ưu tiên hơn so với nhân viên khác. Điều này gây ra sự bất công và tạo ra những mâu thuẫn không cần thiết giữa các nhân viên.
Bằng mặt không bằng lòng: Văn hóa clan tôn trọng sự đoàn kết nội bộ, điều này là một ưu điểm quan trọng trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, do lo lắng về việc mất lòng và làm xáo trộn tình hình nội bộ, một số thành viên gặp khó khăn khi thể hiện ý kiến của mình.
Kết quả là, tồn tại tình trạng một lòng nhưng không đồng lòng trong tổ chức.
Ảnh hưởng hiệu suất do làm việc nhóm quá nhiều: Văn hóa clan đặt sự cộng tác lên cao, tuy nhiên, quá nhiều làm việc nhóm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc chung, gây trì trệ tiến độ dự án chẳng hạn.
𝐂𝐀́𝐂 𝐘𝐄̂́𝐔 𝐓𝐎̂́ Đ𝐄̂̉ 𝐓𝐀̣𝐎 𝐍𝐄̂𝐍 𝐌𝐎̣̂𝐓 𝐕𝐀̆𝐍 𝐇𝐎𝐀́ 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐏 𝐆𝐈𝐀 Đ𝐈̀𝐍𝐇 𝐋𝐘́ 𝐓𝐔̛𝐎̛̉𝐍𝐆:
Thiết lập giá trị và mục tiêu chung của tổ chức: Tổ chức xác định và định rõ các giá trị cốt lõi và mục tiêu chung mà tất cả nhân viên cùng hướng tới. Điều này tạo ra sự thống nhất và định hướng cho toàn bộ tổ chức.
Tạo cơ hội gắn kết giữa nhân viên: Tổ chức tạo ra các hoạt động, dự án hay sự kiện để nhân viên có cơ hội gắn kết, tạo mối quan hệ tốt đồng nghiệp. Điều này thúc đẩy sự hợp tác, cảm giác hòa nhập và tinh thần đồng đội trong tổ chức.
Trao quyền cho nhân viên: Tổ chức tạo điều kiện cho nhân viên có quyền tự quyết và có trách nhiệm trong công việc của mình. Điều này thúc đẩy sự sáng tạo, tinh thần tự chủ và tăng cường sự cam kết của nhân viên đối với công việc và tổ chức.
Đầu tư vào phát triển nhân sự: Tổ chức coi trọng việc phát triển và đào tạo nhân sự. Bằng cách đầu tư vào việc nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên, tổ chức tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển cá nhân và tiến bộ trong công việc.
Chuyển từ lý thuyết thành thực tế: Tổ chức không chỉ giới thiệu các giá trị và nguyên tắc trên giấy mà còn thực hiện chúng trong thực tế. Điều này tạo ra lòng tin và sự nhất quán giữa những gì được nói và những gì được làm trong tổ chức.
Đánh giá và đo lường thành công: Tổ chức thường xuyên đánh giá và đo lường sự thành công dựa trên tiêu chí và chỉ số đã được xác định trước. Điều này giúp đảm bảo sự minh bạch, định hướng và tạo động lực cho nhân viên trong quá trình làm việc.
Tổ chức áp dụng văn hóa gia đình sẽ tận dụng những yếu tố trên để tạo ra một môi trường làm việc tích cực, năng động và tạo động lực cho sự phát triển cá nhân và tổ chức.
𝐋𝐚̀𝐦 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨 đ𝐞̂̉ 𝐥𝐮̛̣𝐚 𝐜𝐡𝐨̣𝐧 𝐯𝐚̆𝐧 𝐡𝐨𝐚́ 𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐩𝐡𝐮̀ 𝐡𝐨̛̣𝐩?
Nắm được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp là hai hoặc ba từ mà chủ sở hữu hoặc người sáng lập muốn người khác nghĩ ngay đến khi nhắc đến tên của doanh nghiệp. Đây là những từ mà doanh nghiệp đặt vào hành động và liên kết chặt chẽ với thương hiệu của mình.
Dù doanh nghiệp tập trung vào việc xây dựng lòng tin từ khách hàng thông qua phương pháp tiếp cận truyền thống hoặc tích cực mở rộng thị trường mới hoặc là một doanh nghiệp mới thành lập, nơi mọi người được định hình và có tiếng nói, thì điều quan trọng là phải thể hiện những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bằng một số từ được cho là phù hợp nhất.
Lập các mục tiêu rõ ràng trong văn hóa doanh nghiệp: Các mục tiêu liên quan đến văn hóa doanh nghiệp nên tập trung vào đa dạng, sự hòa nhập và việc chia sẻ giá trị.
Chủ doanh nghiệp cần xem xét nguyên nhân thành lập doanh nghiệp và những mục tiêu mà họ mong muốn đạt được. Văn hóa doanh nghiệp nên phản ánh rõ ràng những mục tiêu này và chúng cần mang tính tích cực để truyền cảm hứng cho nhân viên và những người khác.
Khuyến khích nhân viên tham gia vào quy trình: Văn hóa doanh nghiệp đôi khi là một thách thức khi định lượng và theo dõi hiệu quả của doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng, doanh nghiệp cần sự tham gia của các nhân viên.
Do đó, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi bằng cách mời nhân viên tham gia vào các cuộc khảo sát. Đảm bảo rằng thông tin trong khảo sát được bảo mật để nhận được phản hồi chân thành từ chính nhân viên trong doanh nghiệp.
(𝐻𝑅𝐶 𝐴𝑐𝑎𝑑𝑒𝑚𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝)
------------
𝗛𝗢𝗖 𝗡𝗛𝗔𝗡 𝗦𝗨 𝗗𝗘𝗡 #HRC_Academy!
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Website: https://hrcacademy.vn/khoa-hoc-public | https://hrcacademy.vn/khoa-hoc-e-learning
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268 | 0917517698
Bình luận