Bài Viết Tổng Hợp

Inc, Jsc, Corp, Plc, Co., Ltd là gì?

Inc, Jsc, Corp, Plc, Co., Ltd là gì?

16/09/2024

454 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Trong kinh doanh, các thuật ngữ như Inc, Jsc, Corp, Co., Ltd thường xuất hiện trong tên gọi của các công ty. Những từ viết tắt này không chỉ đại diện cho các hình thức pháp lý khác nhau của doanh nghiệp mà còn phản ánh cấu trúc tổ chức, quyền lợi của các cổ đông và phạm vi hoạt động của công ty đó.

Inc là gì?

Inc là viết tắt của Incorporated, nghĩa là sự hợp nhất hoặc sáp nhập của nhiều công ty để tạo nên một tập đoàn lớn mạnh, gọi là tập đoàn. Trong quá trình hình thành và phát triển tập đoàn, các công ty con sẽ đóng góp vốn hoặc cổ phần, cung cấp nguồn lực cần thiết để tập đoàn duy trì và mở rộng quy mô hoạt động.

Mỗi công ty con trong tập đoàn đóng vai trò quan trọng và liên kết chặt chẽ với nhau. Khi một công ty gặp khó khăn, nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ tập đoàn. Do đó, sự đoàn kết và hỗ trợ giữa các công ty con trong tập đoàn là yếu tố then chốt giúp vượt qua khủng hoảng và duy trì sự phát triển bền vững. Các ví dụ điển hình của các tập đoàn sử dụng Inc là Amazon Inc, Apple Inc và Petrolimex Inc tại Việt Nam. So với một công ty đơn lẻ, các tập đoàn có tiềm lực tài chính và quy mô đầu tư vượt trội, giúp có lợi thế cạnh tranh và phát triển trên thị trường.

Jsc là gì?

JSC, viết tắt của Joint Stock Company, tức là công ty cổ phần (CTCP), là một loại hình doanh nghiệp với cấu trúc tổ chức và hoạt động khá phức tạp. Tại Việt Nam, công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Vốn điều lệ của công ty được chia thành các phần bằng nhau, gọi là cổ phần.
  • Các cổ đông (Shareholders), có thể là cá nhân hoặc tổ chức, sẽ sở hữu cổ phần của công ty. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn tối đa. Trách nhiệm của cổ đông đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Quyền lợi của các cổ đông bao gồm quyền tham gia và bỏ phiếu trong các cuộc họp đại hội cổ đông, quyền nhận cổ tức và quyền chuyển nhượng cổ phần của mình.
  • Lợi nhuận mà cổ đông thu được từ việc sở hữu cổ phần được gọi là cổ tức.
  • Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu.
  • Theo Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, công ty cổ phần đáp ứng đủ điều kiện để được công nhận là một pháp nhân. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chính thức có tư cách pháp nhân. 

Công ty cổ phần có thể được phân thành hai loại chính: Công ty cổ phần đại chúng (Public Joint Stock Company) và Công ty cổ phần tư nhân (Private Joint Stock Company). Công ty cổ phần đại chúng thường niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, cho phép cổ phiếu của công ty được giao dịch công khai trên thị trường. Ngược lại, công ty cổ phần không đại chúng không niêm yết cổ phiếu và thường giới hạn số lượng cổ đông, tập trung vào một nhóm nhỏ các nhà đầu tư.

Với mô hình quản lý linh hoạt và khả năng huy động vốn mạnh mẽ, công ty cổ phần là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô và phát triển bền vững, đặc biệt trong các ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn và sự hợp tác từ nhiều nhà đầu tư.

Co. Ltd là gì?

Co. Ltd là viết tắt của Company Limited, nghĩa là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH), có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. Tại Việt Nam, công ty TNHH được tồn tại dưới hai hình thức:

  • Công ty TNHH một thành viên: Doanh nghiệp được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức duy nhất. Chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong giới hạn số vốn điều lệ đã đăng ký.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Loại hình doanh nghiệp này từ 2 - 50 thành viên, có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Mỗi thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà họ đã góp vào công ty, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020. 

So với các loại hình khác, dù công ty TNHH có số lượng thành viên hạn chế nhưng nó vẫn là lựa chọn phổ biến hiện nay của các doanh nghiệp bởi có sự bảo vệ về trách nhiệm và tính linh hoạt trong quản lý.  

Plc là gì?

PLC viết tắt của Public Limited Company, được hiểu là công ty đại chúng, là loại hình tổ chức kinh doanh được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Điểm đặc trưng của loại hình này là khả năng phát hành cổ phiếu công khai trên thị trường chứng khoán nên có thể thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư. Đồng thời, mở rộng quy mô vốn và tạo ra sự minh bạch trong quản lý. 

Hội đồng quản trị và Ban giám đốc sẽ là người đại diện chính cho các công ty PLC trong việc ra quyết định hoặc xử lý những vấn đề về chiến lược, quản lý tổng quát cho công ty. Bên cạnh đó, công ty còn phải chịu sự giám sát của công chúng, xã hội do phải thực hiện báo cáo công khai các hoạt động kinh doanh của mình.

Phân biệt Jsc và Co.,Ltd

Jsc và Co., Ltd là đều là hai loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, cho phép các thành viên góp vốn và chịu chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Dưới đây là bảng so sánh giữa Jsc và Co., Ltd:

Tiêu chí

Jsc (công ty Cổ phần)

Co., Ltd (Công ty TNHH)

Cấu trúc vốn

Chia thành nhiều cổ phần

Chia thành phần vốn góp

Số lượng thành viên/cổ đông

Từ 3 cổ đông trở lên, không giới hạn

Tối thiểu 1, tối đa 50 thành viên

Khả năng huy động vốn

Cao, có thể phát hành cổ phiếu công khai

Hạn chế, không phát hành cổ phiếu

Chuyển nhượng cổ phần/vốn góp

Dễ dàng, cổ phần có thể giao dịch tự do

Hạn chế, cần sự đồng ý của các thành viên khác

Niêm yết trên sàn chứng khoán

Có thể niêm yết

Không được niêm yết

Trách nhiệm pháp lý

Giới hạn trong phạm vi cổ phần sở hữu

Giới hạn trong phạm vi vốn góp

Quản lý

Phức tạp, yêu cầu cơ cấu quản lý chặt chẽ

Đơn giản, linh hoạt hơn

Sự khác nhau giữa Inc và Corp

Cả Inc và Corp (Corporation) đều là các hậu tố đứng sau tên doanh nghiệp, dùng để chỉ các tập đoàn hoặc công ty lớn. Cả hai đều có những điểm tương đồng đáng kể về mặt pháp lý, tư cách pháp nhân và nghĩa vụ thuế, có quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn. Trong trường hợp công ty phá sản, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã đầu tư mà không bị yêu cầu dùng tài sản cá nhân để trả nợ.

Về sự khác biệt, giữa Inc và Corp hầu như không có nhiều điểm khác nhau. Sự khác biệt duy nhất có thể thấy là ở tên gọi. Một công ty đã đăng ký tên với hậu tố "Corp" sẽ không thể sử dụng "Inc" trên các giấy tờ pháp lý và ngược lại.

Bình luận