30/09/2024
360 người xem
Gắn kết nhân viên là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển lâu dài của một tập thể công ty. Sự gắn kết này sẽ là động lực to lớn và mạnh mẽ để thúc đẩy tinh thần của nhân viên, từ đó tạo ra được một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực và giúp công ty đạt được nhiều giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần.
Khi nhắc đến khái niệm “gắn kết” thì ta sẽ thường nghĩ đến những cá nhân với mối quan hệ gắn liền sâu sắc với nhau. Hoặc có thể được hiểu như là một hình thức tâm lý của sự cam kết.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự gắn kết của nhân viên có mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận quản lý, trưởng phòng cấp trên. Sự gắn kết được thể hiện rõ nhất qua hành vi, thái độ, tinh thần của mỗi nhân viên, từ đó ảnh hưởng lớn đến kết quả mà mỗi cá nhân nhân viên đạt được trong quá trình làm việc của mình.
Và quả thực, sự gắn kết có vai trò và ý nghĩa rất lớn. Khi nhìn vào một tập thể với những cá thể khác nhau, ta sẽ dễ dàng hình dung được tập thể công ty đó có gắn kết hay không thông qua thái độ làm việc, sự chủ động của nhân viên trong công việc.
Khi công ty đã tạo được cho nhân viên sự gắn kết thì lúc này điều mà mỗi nhân viên muốn nhất sẽ luôn là đem lại lợi ích cho tổ chức chung, vì thế nên thông thường họ sẽ nhanh chóng tạo ra năng suất công việc hiệu quả nhất.
Hiện nay có rất nhiều nhân viên đi làm chỉ làm đúng với thời gian yêu cầu và nhận số tiền lương cố định với thái độ làm việc rất hời hợt, thờ ơ. Nhưng một khi nhân viên đã gắn bó thì họ sẽ luôn trăn trở để hoàn thành công việc với chất lượng và kết quả tốt nhất.
Hiện nay, xu hướng nhảy việc đặc biệt của các bạn trẻ là vô cùng cao. Theo số liệu thống kê mới nhất hiện nay thì có đến hơn 60% giới trẻ mới ra trường đã nhảy việc ngay lần đầu tiên thực tập hay làm việc tại công ty. Tuy nhiên những công ty giải quyết được vấn đề này, luôn tạo được sự gắn bó giữa nhân viên và công ty thì tỉ lệ này lại rất thấp.
Một ví dụ điển hình hiện nay là một nhân viên có hiện tại rất thích công việc của mình tuy nhiên khi được một công ty khác đề xuất với mức lương cao hơn thì họ sẵn sàng bỏ việc cũ và nhảy sang công ty khác.
Đây là một việc rất bình thường và xảy ra với số lượng lớn tại nhiều công ty hiện nay. Và khi một nhân viên nghỉ việc, đặc biệt là những nhân viên có năng lực và làm ở công ty trong thời gian dài sẽ gây ra sự rắc rối trong bộ phận làm việc và bộ phận tổ chức. Thậm chí nó có thể ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ khách hàng, làm cho khách hàng khó chịu và khả năng bị mất khách là điều hoàn toàn xảy ra.
Nhưng ngược lại, nếu như nhân viên đó có sự gắn bó, kết nối với công ty. Họ luôn đặt lợi ích và giá trị của công ty lên hàng đầu thì sẽ không bao giờ bị cám dỗ của đồng tiền cuốn vào. Bởi lẽ ai cũng muốn đi tìm kiếm cho bản thân mình một môi trường sống, môi trường làm việc tốt. Vì thế nên việc tạo ra sự gắn kết của nhân viên và công ty là điều mà bất cứ tổ chức nào cũng phải coi trọng.
Năng suất làm việc sẽ luôn quan trọng hơn số lượng giờ làm. Khi công ty đã tạo được sự gắn kết với nhân viên của mình, chắc chắn rằng mức độ hài lòng trong công việc sẽ cao hơn. Vì lúc này, nhân viên đã có cho mình mục tiêu nhất định phải đạt được hoặc buộc phải hoàn thành điều đó. Từ đó họ sẽ yêu thích và cảm thấy hứng thú với công việc của mình đang làm.
Khi mỗi một nhân viên làm việc đều cố gắng vì lợi ích chung, đều muốn cho công ty phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu thì việc đạt được doanh thu cao là điều dĩ nhiên sẽ xảy ra. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho nhiều công ty luôn luôn đưa ra những chiến lược để gắn kết nhân viên hiệu quả hơn.
Trải nghiệm của khách hàng chính là sự cảm nhận của khách hàng đó về một công ty nhất định được tính theo thời gian. Trải nghiệm thường sẽ thiên về hướng cảm xúc nhiều hơn.
Đó là sự tương tác giữa công ty và khách hàng mà công ty đó chịu trách nghiệm phục vụ và do chính khách hàng tự lựa chọn. Và niềm vui, sự tích cực luôn được truyền từ người này qua người khác. Nên một khi nhân viên đã luôn tích cực thì khi chăm sóc khách hàng họ cũng sẽ làm tốt được điều này.
Biểu hiện của nhân viên gắn kết dễ dàng nhất chúng ta có thể thấy rõ được ở thái độ làm việc của họ. Những ý tưởng tuyệt vời mà nhân viên đưa ra trong quá trình làm việc.
Ở mỗi cá nhân, biểu hiện cho sự gắn kết còn thể hiện ở phương diện là mỗi ngày khi thức dậy, họ đều làm thấy hạnh phúc và sẵn sàng với những gì mà mình sẽ làm hôm nay. Họ rất mong được nhanh đến công ty để gặp lại đồng nghiệp và sẵn sàng phát triển.
Nhìn xa hơn nữa, một tổ chức luôn phát triển, luôn đi đầu và có những thay đổi tích cực cũng chính là biểu hiện cho một tập thể nhân viên gắn kết.
Có thể nói, trong nền kinh tế hiện nay ngoài việc phải có bộ phận ban quản lý, ban giám đốc giỏi thì bộ phận nhân viên cũng đóng một vai trò then chốt. Vì thế nên chỉ quản lý giỏi thôi là chưa đủ mà điều những doanh nghiệp luôn phải quan tâm và hướng tới đó phải là chất lượng làm việc của nhân viên mình bằng cách gắn kết nhân viên một cách có hiệu quả.
Bình luận