25/09/2024
569 người xem
Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh cũng là cách mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng, với các doanh nghiệp khác và chính phủ, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên hay đối phó với dư luận tiêu cực.
Đạo đức kinh doanh không phải là một khái niệm mơ hồ, đây là phạm trù đạo đức được vận dụng vào các hoạt động kinh doanh, gắn liền với lợi ích kinh doanh và ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp.
Trách nhiệm cá nhân đòi hỏi tất cả các thành viên trong tổ chức, dù ở cấp bậc nào cũng cần hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, báo cáo công việc đầy đủ và luôn trung thực tại nơi làm việc. Đồng thời, nhân viên cũng nên biết nhận lỗi nếu gặp sai phạm và cố gắng sửa chữa.
Doanh nghiệp cần tôn trọng lợi ích của tất cả các bên liên quan đến tổ chức, chịu trách nhiệm với nhân viên, đối tác, khách hàng. Những lợi ích này có thể là việc hoàn thành hợp đồng, lời hứa, cam kết hay nghĩa vụ pháp lý nào đó.
Ngoài nhân viên, khách hàng, đối tác, doanh nghiệp cũng cần có trách nhiệm với môi trường, cộng đồng nơi công ty được đặt trụ sở. Các doanh nghiệp cần hướng tới việc bảo vệ môi trường, tổ chức thiện nguyện, đầu tư tài chính, đồng thờ áp dụng mọi biện pháp an toàn để giảm thiểu chất thải, xây dựng một môi trường lành mạnh, trong sạch.
Sự lãnh đạo và tổ chức chặt chẽ của các nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên từ mọi cấp bậc có thể áp dụng các nguyên tắc đạo đức kinh doanh. Nhờ đó, tạo ra một môi trường uy tín, dễ dàng thu hút và giữ chân nhân tài. Đồng thời, lãnh đạo tốt sẽ giúp cho môi trường làm việc lành mạnh hơn, nhân viên có được cảm giác an toàn để cống hiến và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Để thúc đẩy những hành vi đạo đức và một môi trường lành mạnh tại nơi làm việc, mọi người đều cần được tôn trọng và đối đãi bình đẳng với nhau.
Sự thiếu sót hay phóng đại về sản phẩm, dịch vụ sẽ không giúp doanh nghiệp tồn tại bền vững và cạnh tranh với thị trường. Do đó, nguyên tắc trung thực chính là chìa khóa để doanh nghiệp thực hiện các hành vi đạo đức trong kinh doanh:
Đối xử với khách hàng, nhân viên, đối tác với sự công bằng, bình đẳng là hành vi đạo đức cần thiết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào. Các hành vi nịnh bợ, lôi kéo không chỉ là phi đạo đức mà còn vô nghĩa.
Thế giới ngày càng phát triển, các công trình, nhà máy hay xưởng sản xuất mỗi ngày thải ra một lượng lớn khí thải, chất thải nguy hại, khiến môi trường bị đe dọa nghiêm trọng.
Do đó, việc nhận thức và thực hiện những hành động bảo vệ môi trường của mỗi doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi tất cả mọi thành viên trong tổ chức đều phải thực hiện bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, cùng suy nghĩ về những giải pháp giảm thiểu chất thải hay chung tay thực hiện các chương trình tình nguyện vì môi trường.
Nguyên tắc minh bạch trong kinh doanh là một điều tuyệt vời để khách hàng, nhà đầu tư, đối tác hay nhân viên có thể tin tưởng và có cảm giác an toàn về doanh nghiệp. Đây là quá trình cởi mở, thẳng thắn về các hoạt động vận hành, kinh doanh của tổ chức.
Một doanh nghiệp có tính minh bạch sẽ chia sẻ các thông tin về hiệu suất, doanh thu, các chương trình khuyến mại, các quy trình nội bộ, nguồn cung ứng, giá cả và các giá trị kinh doanh khác của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, khi có những vấn đề sai sót hay tình huống không mong muốn xảy ra, doanh nghiệp sẽ không cố gắng che giấu hay lấp liếm cho qua. Thay vào đó, đại diện tổ chức sẽ đứng ra công khai và có những biện pháp khắc phục cho các bên liên quan như nhân viên, đối tác, khách hàng…
Vai trò của đạo đức kinh doanh không chỉ nâng cao lòng trung thành, tinh thần cống hiến của nhân viên và gắn kết đội ngũ quản lý. Đạo đức kinh doanh còn có thể giúp một doanh nghiệp trường tồn về lâu dài.
Các vấn đề đạo đức trong kinh doanh ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhức nhối. Đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp cần nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.
Một số phương pháp cụ thể như sau:
Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo cam kết và đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên. Cụ thể, chủ thể sản xuất cần thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật, bao gồm:
Quyền được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động: Chủ thể sản xuất cần trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.
Quyền được hưởng lương, thưởng tương xứng với công sức lao động: Chủ thể sản xuất cần trả lương cho người lao động đúng thời hạn, đúng quy định, đảm bảo mức lương đủ để người lao động trang trải cuộc sống và có tích lũy.
Quyền được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động: Chủ thể sản xuất cần tuân thủ các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết của người lao động.
Quyền được tham gia quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp: Chủ thể sản xuất cần tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp, góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Quyền được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Chủ thể sản xuất cần tạo điều kiện cho người lao động được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
Ngoài ra, chủ thể sản xuất cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động. Có thể thực hiện thông qua các hoạt động như tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết.
Việc tôn trọng quyền lợi của người lao động là một biểu hiện quan trọng của đạo đức kinh doanh. Nó thể hiện trách nhiệm của chủ thể sản xuất đối với người lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển.
Trong một số trường hợp, nhiều doanh nghiệp cũng phải đánh đổi giữa đạo đức kinh doanh và lợi nhuận. Tuy nhiên, về lâu dài, đạo đức kinh doanh sẽ là nền tảng để một doanh nghiệp phát triển trường tồn. Bởi một khi tổ chức vướng vào những hành vi phi đạo đức, doanh nghiệp sẽ bị mất uy tín và người tiêu dùng có thể sẽ tìm tới sản phẩm của một doanh nghiệp khác.
Bình luận