Bài Viết Tổng Hợp

𝟓 𝐂𝐇𝐔̛́𝐂 𝐍𝐀̆𝐍𝐆 𝐐𝐔𝐀̉𝐍 𝐓𝐑𝐈̣ 𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐓𝐑𝐎̣𝐍𝐆 𝐂𝐔̉𝐀 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐒𝐔̛̣

𝟓 𝐂𝐇𝐔̛́𝐂 𝐍𝐀̆𝐍𝐆 𝐐𝐔𝐀̉𝐍 𝐓𝐑𝐈̣ 𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐓𝐑𝐎̣𝐍𝐆 𝐂𝐔̉𝐀 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐒𝐔̛̣

24/10/2024

573 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

 
1️⃣ Chức năng Hoạch định:
Để phát triển bền vững, Phòng nhân sự cần có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Chức năng hoạch định (planning) là kỹ năng quan trọng Trưởng phòng nhân sự cần nắm vững. Khi áp dụng hiệu quả chức năng hoạch định, chúng ta sẽ đạt được #3 lợi ích lớn:
▪️ Đánh Giá Thực Trạng: Có khả năng xác định và đánh giá đúng các vấn đề hiện tại của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, tình hình kinh doanh, v.v.).
▪️ Định Hướng Mục Tiêu: Xác định các mục tiêu quản trị nhân lực lâu dài cần hướng đến để giải quyết các vấn đề trong sản xuất, kinh doanh.
▪️ Xây Dựng Chiến Lược phát triển và bảo tồn “gen” nhân sự tài năng:
2️⃣ Chức Năng Tổ Chức:
Chức năng này yêu cầu Trưởng phòng nhân sự có cái nhìn tổng quan, xác định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện và phân bổ nhân sự phù hợp. Từ đó, chức năng tổ chức giúp phân chia rõ ràng vai trò và trách nhiệm của từng cá nhân trong tổ chức và đảm bảo các yếu tố:
▪️ Tạo Môi Trường Đoàn Kết: Xây dựng một môi trường làm việc hòa đồng, nơi mọi người cùng nỗ lực hướng tới mục tiêu chung.
▪️ Cơ Cấu Phân Quyền: Thiết lập một bộ máy tổ chức rõ ràng để đảm bảo mọi nhiệm vụ được hoàn thành đúng mục tiêu.
▪️ Thông Tin Rõ Ràng: Đảm bảo mọi thông tin, văn bản và yêu cầu phải chi tiết và dễ hiểu, để người nhận có thể tiếp thu và phản hồi hiệu quả.
3️⃣ Chức Năng Quản Lý, Lãnh Đạo:
Chức năng này yêu cầu người lãnh đạo/quản lý phải có tầm nhìn và bao gồm các hoạt động như định hướng, hướng dẫn, đánh giá và khuyến khích nhân viên trong khi họ thực hiện công việc.
Chức năng này không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp mà còn cần kinh nghiệm sống, kỹ năng mềm và khả năng áp dụng các công cụ quản lý.
Chức năng này làm tốt thể hiện khi chúng ta tạo được cảm hứng cho nhân viên.
4️⃣ Chức Năng Kiểm Soát:
Đây là việc người quản lý cần theo dõi và cập nhật thông tin về kết quả thực tế để so sánh với các mục tiêu ban đầu. Từ đó, chúng ta điều chỉnh những sai lệch và đưa ra các biện pháp khắc phục để đảm bảo mọi kế hoạch đi đúng hướng. Các biện pháp kiểm soát sẽ là:
▪️ Kiểm Soát Lường Trước: Dự đoán các sự cố có thể xảy ra và lập kế hoạch dự phòng.
▪️ Kiểm Soát Đồng Thời: Theo dõi sát sao các vấn đề đang xảy ra để có điều chỉnh kịp thời.
▪️ Kiểm Soát Phản Hồi: Đánh giá kết quả đạt được và rút ra bài học cho các kế hoạch tiếp theo.
5️⃣ Chức Năng Điều Phối:
Có thể nói đây là một chức năng CỐT LÕI, tạo ra sự liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, đảm bảo thông tin được chia sẻ và công việc được phân công hợp lý.
Cũng như quản lý những bộ phận khác trong doanh nghiệp, Trưởng phòng nhân sự có vai trò như một người hòa giải, hỗ trợ giải quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân và nhóm để duy trì sự thống nhất.
Khi Doanh nghiệp có dự án mới như ra mắt sản phẩm mới, triển khai kinh doanh tại địa bàn mới…phòng nhân sự phải lập kế hoạch về nguồn lực nhân sự, phương tiện, công cụ hỗ trợ các phòng ban phối hợp hiệu quả và đưa ra những ý tưởng sáng tạo.

null

-------------
#5 chức năng quản trị trên đều quan trọng như nhau, không thể thiếu đi một chức năng nào nên cần phải cân bằng và phối hợp sử dụng hiệu quả. Ví dụ ở giai đoạn đầu xây dựng nền tảng nhân sự, quản lý lao động thì chúng ta sẽ tập trung vào hoạch định, tổ chức và điều phối. Khi nhân sự và doanh nghiệp đã ổn định hơn thì chuyển qua tập trung các kỹ năng quản lý, kiểm soát và đánh giá.
Từ Lãnh đạo Doanh nghiệp xuống các đơn vị nhỏ (các phòng ban, bộ phận) đều có sự hiện diện của cả 5 chức năng này, nhưng cấp độ sẽ khác nhau và hiệu quả phụ thuộc vào năng lực của người quản lý, trưởng phòng ban.
(Tổng hợp nhiều nguồn & biên tập by #hrcacademy)
-----------
𝗛𝗢𝗖 𝗡𝗛𝗔𝗡 𝗦𝗨 𝗗𝗘𝗡 #HRC_Academy 𝐁𝐚̣𝐧 𝗼̛𝗶!
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268.

Bình luận