Bài Viết Tổng Hợp

4 LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG VIÊN (TẠO ĐỘNG LỰC) TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

4 LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG VIÊN (TẠO ĐỘNG LỰC) TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ

13/01/2025

586 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

4 LÝ THUYẾT VỀ ĐỘNG VIÊN (TẠO ĐỘNG LỰC) TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Động viên (Encourage) trong hoạt động quản trị là tạo ra sự hăng hái, nhiệt tình, phấn khởi và trách nhiệm hơn trong quá trình thực hiện công việc của cấp dưới. Động viên bao gồm động viên về vật chất và động viên về mặt tinh thần.

null

1️⃣ Lí thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow Maslow: Lí thuyết này cho rằng hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu và những nhu cầu được sắp xếp theo một trình tự ưu tiên từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Cụ thể xếp thành #5 bậc:
- Những nhu cầu cơ bản: Ăn, uống, mặc, ở và những nhu cầu tồn tại khác.
- Những nhu cầu về an toàn và an ninh: An toàn, không bị đe dọa.
- Những nhu cầu xã hội: Tham gia câu lạc bộ, hội nhóm sở thích.
- Những nhu cầu tự trọng: Thích danh tiếng, được tôn trọng, tôn trọng người khác…
- Những nhu cầu tự thể hiện: Muốn hoàn thiện, phát triển nhân cách, sáng tạo….
 
2️⃣ Lí thuyết hai nhân tố của Herzberg: Herzberg đã xây dựng thuyết động viên bằng cách liệt kê các nhân tố duy trì và các nhân tố động viên người lao động.
- Nhân tố duy trì: Các yếu tố làm việc bình thường như điều kiện làm việc, lương bổng, các chính sách của tổ chức, quan hệ với cấp trên, sự giám sát… Nhà quản trị khi tác động vào các yếu tố này sẽ không đem lại sự hăng hái hơn trong khi làm việc. Nhưng nếu các yếu tố làm việc bình thường không thỏa mãn thì nhân viên sẽ bất mãn và kém hăng hái làm việc.
- Nhân tố động viên: Gồm các yếu tố như trân trọng đóng góp của nhân viên, giao phó trách nhiệm cho họ, tạo điều kiện cho họ phát triển, cho họ làm những công việc họ thích và có ý nghĩa… Nhà quản trị khi tác động vào các yếu tố này sẽ đem lại sự hăng hái hơn trong khi làm việc. Nhưng nếu những yếu tố động viên không có thì họ sẽ vẫn làm việc bình thường.
 
3️⃣ Lý thuyết E.R.G: Giáo Sư Clayton Alderfer tiến hành sắp xếp lại nghiên cứu của Maslow. Ông cũng cho rằng hành động cuả con người là bắt nguồn từ nhu cầu, song có ba loại nhu cầu như sau:
- Nhu cầu tồn tại: gồm nhu cầu sinh lí và nhu cầu an toàn.
- Nhu cầu quan hệ: nhu cầu quan hệ qua lại giữa các cá nhân, nhu cầu quan hệ xã hội (nhu cầu này gồm nhu cầu xã hội và một phần nhu cầu tự trọng).
- Nhu cầu phát triển: Là nhu cầu tự thể hiện và một phần nhu cầu tự trọng.
 
4️⃣ Lí thuyết về sự công bằng Giáo sư Stacy Adams: Cơ sở của thuyết này dựa trên lập luận người lao động muốn được đối xử công bằng, họ có xu hướng so sánh giữa những đóng góp và phần thuởng nhận được, giữa bản thân và người khác.
Tuy nhiên cần lưu ý người lao động thường hay đánh giá công lao của mình cao hơn người khác và cho rằng phần thưởng mình nhận được ít hơn người khác. Do đặc điểm này, người quản lý nên luôn quan tâm tới hiểu biết của người lao động về sự công bằng.
(𝐻𝑅𝐶 𝐴𝑐𝑎𝑑𝑒𝑚𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝)
-----------
𝐌𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐤𝐡𝐨́𝐚 𝐡𝐨̣𝐜 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 đ𝐚́𝐧𝐡 𝐠𝐢𝐚́ 𝐜𝐚𝐨 tại #HRCAcademy đã được chuyển hóa, đóng gói thuận tiện theo nhu cầu học tập. Tham khảo thư viện TRỰC TUYẾN (E-learning) đa dạng và tìm kiếm một khóa học nhân sự ngắn mà vẫn đầy đủ kiến thức cho mình mùa nghỉ này nhé: https://hrcacademy.vn/khoa-hoc-e-learning
-----------
𝗛𝗢𝗖 𝗡𝗛𝗔𝗡 𝗦𝗨 𝗗𝗘𝗡 #HRC_Academy!
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268 | 0917517698

Bình luận