Bài Viết Tổng Hợp

3 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỐT LÕI VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN CHÚNG

3 KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO CỐT LÕI VÀ CÁCH PHÁT TRIỂN CHÚNG

02/11/2024

480 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

 
Ngay nay, cách thức làm việc đã thay đổi và cả vai trò lãnh đạo cũng vậy. Những nhà lãnh đạo phải chịu áp lực để có thể đạt được hiệu quả cao hơn và thích ứng một cách nhanh chóng với những yêu cầu của thời đại. Sau đây là 3 lời khuyên về kỹ năng mà một nhà lãnh đạo cần có để thành công. Phát triển những kỹ năng này không chỉ là sự phát triển về mặt cá nhân, mà còn cho định hướng tương lai của công việc và truyền cảm hứng cho những người xung quanh.
1. KHẢ NĂNG THẤU HIỂU CẢM XÚC
Việc này có nghĩa là nhà lãnh đạo phải thể hiện khả năng hiểu và điều chỉnh cảm xúc của mọi người. Đó là việc hiểu không khí, đánh giá được tâm trạng chúng và nhận thức được cảm xúc của đội ngũ của bạn.
Nhà lãnh đạo thành công năm bắt được những dấu hiệu này để có thể tìm hiểu sâu hơn cách mà các thành viên xử lý thông tin, tiếp cận rủi ro và duy trì cam kết. Sự nhận thức sâu sắc này giúp xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn và kết nối sâu hơn, từ đó thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên.
Phát triển kỹ năng này đòi hỏi hành động và nỗ lực có chủ đích. Hãy tập trung vào động lực nhóm và cảm xúc của tập thể. Trong cuộc họp tiếp theo, bạn có thể yêu cầu mọi người viết ra ba điều họ yêu thích về công việc và ba điều khiến họ thất vọng. Sau khi thu thập những ý kiến, hãy dành thời gian xem xét và tổng hợp phản hồi. Hãy cởi mở và trung thực, vì sự minh bạch giúp xây dựng tinh thần và sự tin tưởng lẫn nhau trong đội ngũ.
2. KHẢ NĂNG GIAO TIẾP
Kỹ năng này liên quan đến việc nhận diện đâu là cách thức và thời điểm để bạn điều chỉnh hành vi và phong cách lãnh đạo sao cho phù hợp với tình huống và đối tượng cụ thể. Nhà lãnh đạo cần biết cách làm lay động trái tim và khối óc, điều này có nghĩa là không những bạn phải hiểu cảm xúc của người khác, mà còn sử dụng những kiến thức đó để gây ảnh hưởng, động viên và hướng dẫn họ.
Một quy tắc vàng là: Đối xử với người khác như cách họ muốn được đối xử. Nó đòi hỏi sự nỗ lực trong việc xây dựng các mối quan hệ. Cho dù bạn là một phần của nhóm hoặc là người dẫn dắt, thì việc dành ra những cuộc trò chuyện riêng để hiểu những gì đồng nghiệp đang quan tâm, ưu tiên và cách họ nhìn nhận cuộc sống là vô cùng quan trọng. Điều bạn cần làm chỉ là đặt câu hỏi và thực lắng nghe một cách chân thành.
3. TÌM KIẾM, TIẾP NHẬN VÀ PHỐI HỢP CÁC QUAN ĐIỂM VỚI NHAU
Nghiên cứu cho thấy quyền lực làm giảm sự đồng thuận và thu hẹp tầm nhìn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi một người lãnh đạo được thăng tiến, họ thường chỉ dựa vào ý kiến của bản thân và bỏ qua quan điểm của người khác. Nhưng để quản lý hiệu ở mọi cấp độ, điều cần thiết là bạn hãy có thái độ cởi mở và tích cực với các quan điểm khác nhau, tích hợp thông tin mới vào các tiếp cận của mình.

Kỹ năng rất quan trọng trong các tình huống đàm phán, quản lý rủi ro, tư duy chiến lược và giải quyết xung đột. Khi bạn đặt mình vào vị trí của người khác, bạn trở thành một người lắng nghe, mở rộng được quan điểm hơn và có thể tìm ra được giải pháp ở phía trước. Mục đích của việc này là để bạn chất vấn lại niềm tin của chính mình, tự đặt câu hỏi cho những giả định của bản thân, sau đó bạn sẽ nhận ra những gì bạn cho là hiển nhiên thực chất là điểm mù của bạn.

Bình luận