Bài Viết Tổng Hợp

3 DẤU HIỆU CHỨNG TỎ SỰ NGHIỆP CỦA BẠN ĐANG “TRỤC TRẶC”, KHÔNG SỚM THAY ĐỔI THÌ SỰ NGHIỆP LAO DỐC KHÔNG PHANH.

3 DẤU HIỆU CHỨNG TỎ SỰ NGHIỆP CỦA BẠN ĐANG “TRỤC TRẶC”, KHÔNG SỚM THAY ĐỔI THÌ SỰ NGHIỆP LAO DỐC KHÔNG PHANH.

08/10/2024

371 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Có nhiều người thắc mắc: “Tại sao một số người vừa mới ra trường lại có thể dễ dàng kiếm được mức lương hàng tháng trên 20 triệu hay thậm chí là sớm trở thành giám đốc công ty; trong khi lại có rất nhiều người đi làm hai, ba năm, vẫn chỉ loanh quanh ở mức lương trung bình dành cho sinh viên mới ra trường ?”

Điều thực sự khiến con đường thành công của một người ngày càng hẹp lại và chông gai hơn đến từ chính là những suy nghĩ và ý thức sai lầm, mà bản thân họ thường khó phát nhận ra. Chúng sẽ tác động một cách tinh vi đến các thói quen hàng ngày của chúng ta, những người đang đắm chìm trong sự tận hưởng dù sự nghiệp đang xuống dốc.
Nếu phát hiện bản thân mình tồn tại 3 điểm sau đây thì Trường Doanh Nhân PR khuyên bạn đây là những dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của bạn đang gặp vấn đề, nếu không sớm chấn chỉnh thì ngày "lao dốc" không còn xa:
1. TRÌ HOÃN CÔNG VIỆC DO QUÁ PHỤ THUỘC VÀO TÂM TRẠNG
Đây là một thói quen và tâm lý rất xấu trong công việc mà hiện nay rất nhiều người mắc phải. Họ thường rất chú trọng đến chất lượng tâm trạng của bản thân khi làm việc, nếu tâm trạng của họ tốt thì sẽ làm việc còn nếu tâm trạng của họ có vấn đề thì ngay lập tức họ sẽ dừng tất cả lại.
Có người đã lên kế hoạch sẽ tập thể dục sau khi tan làm mỗi ngày, nhưng họ lại không thực hiện nó và nguỵ biện rằng vì đi làm mệt quá, vì tinh thần hôm này không tốt, vì hôm nay thời tiết không có nắng đẹp,... Hay lại có người luôn mang trong mình “động lực ảo” , họ khuyên bản thân phải học tập chăm chỉ, nhưng cứ hễ ngồi vào bàn học thì lại cảm thấy chán nản.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định rằng, chúng ta làm việc với một trạng thái tồi tệ thì chẳng khác nào đang tự hành hạ bản thân và đồng thời cảm thấy mọi thứ bản thân làm đều là việc vô ích cho dù điều ấy thực sự rất có ích, vậy tốt hơn hết là nên đợi đến khi trạng thái tốt hơn thì mới bắt đầu làm việc gì đó.
Vậy tại sao đây là một dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của bạn đang bắt đầu xuống dốc? Vì những thứ mà bạn gọi là điều chỉnh tâm trạng hay xả stress thực ra chỉ là để cố gắng thoát khỏi sự lo lắng và tạo cho bản thân một lý do mà bạn nghĩ nó đủ thích đáng để vui chơi, thư giãn. Nhưng có một nghịch lý rằng nhiều người sau khi nghỉ ngơi thì vẫn không thể điều chỉnh được tâm trạng và dần xa đà vào những trò giải trí như xem phim truyền hình, chơi game, mạng xã hội... Cuối cùng, bạn sẽ mất hết động lực làm việc.
Và nếu cứ để tình trạng này kéo dài thì theo thời gian, chúng ta sẽ hình thành nên một thói quen xấu đó là luôn trì hoãn những việc mà mình đang muốn làm. Điều này sẽ khiến chúng ta lãng phí thời gian và bỏ lỡ cơ hội, hay thậm chí là đánh mất cả sự nghiệp.
Chúng ta có sẵn trong mình những lí do trì hoãn để điều chỉnh tâm trạng. Điều đó không có gì đáng sợ cả nhưng điều đáng sợ là bạn không biết khi nào tâm trạng tốt sẽ đến và rồi liên tục sa ngã vào những cuộc vui mà không biết điểm dừng. Vì thế hãy học cho mình năng lực biến những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, thoát khỏi sự trì hoãn thì mọi công việc của bạn càng ngày càng suôn sẻ hơn. Tâm trạng không phải là thứ mà bạn có thể chờ đợi mà là do bạn tích cực hoạt động để hiểu và tìm cách kiểm soát nó.
2. PHỦ NHẬN BẢN THÂN
Trên thực tế, rất nhiều người có thói quen luôn coi thường và phủ nhận bản thân. Họ luôn cảm thấy bản thân thực sự tệ và thất bại khi không thể làm được một việc gì đó và liên tục đay nghiến, phàn nàn về bản thân sau một chút thất bại. Nhiều người ngay lập tức cho rằng đó chỉ là do tính cách và là biểu hiện của sự tự ti, nhưng thực chất theo nghiên cứu thì đây là kiểu tư duy trượt dốc.
Kiểu suy nghĩ này khiến chúng ta quen với việc phủ nhận bản thân trong mọi việc chúng ta làm hay nặng nề hơn, chúng ta sẽ không bao giờ công nhận điều gì đó của mình và do chính mình làm ra. Trong cuộc sống, khi cảm xúc tồi tệ bất ngờ ập đến, chúng ta thường bị mắc kẹt trong một suy nghĩ: “Tôi là kẻ thất bại”, không thể tự kéo mình ra khỏi đó và thậm chí còn tự giày vò bản thân. Nếu cứ ở trạng thái này lâu dài, con người sẽ dễ dàng mất đi động lực, lý trí, sự kiên nhẫn, trở thành nô lệ của cảm xúc.
Nếu bạn còn không thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình thì dù có trao cho bạn cả thế giới thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ làm chúng trở thành đống tro tàn.
Những người khó kiểm soát cảm xúc của mình nhất định sẽ khiến sự nghiệp xuống dốc nhanh chóng. Bởi vì những người như vậy không những không giải quyết được các vấn đề về cảm xúc, mà còn bị cảm xúc tấn công ngược lại và dần đi vào vực thẳm.
Để những sai lầm đó không xảy ra với bạn thì hãy không ngừng tối ưu hóa khả năng quản trị cảm xúc của bản thân. Hãy đưa bản thân hướng đến những điều tích cực thì chúng ta chắc chắn sẽ có nguồn động lực to lớn để hướng tới và hoàn thành những mục tiêu đề ra.
3. KHÔNG CHẤP NHẬN KHẢ NĂNG CỦA NGƯỜI KHÁC
Nếu việc phủ nhận chính mình đã rất nguy hiểm thì việc không chấp nhận khả năng của người khác còn nguy hiểm hơn thế gấp mười lần. Nó có thể khiến người ta kiêu ngạo, tự mãn và đưa bạn lên tận 9 tầng mây xanh, đương nhiên là sẽ chẳng có ai kéo được bạn xuống cả. Điều này sẽ đẩy bạn vào trong vũng lầy của “thành công ảo”. Nếu chúng ta chỉ biết sống trong thế giới của riêng mình và luôn cho rằng thế giới quan của mình là duy nhất thì điều đó sẽ khiến bạn không có cái nhìn đúng đắn về người khác, thậm chí không tôn trọng khả năng của người khác, bạn sẽ đánh mất cơ hội mở rộng các mối quan hệ, mà biết đâu trong số đó lại có người sẽ biến bạn trở thành người thành công.
Nhà ảo thuật Howard Thurston từng được cả thế giới công nhận là một trong những ảo thuật gia xuất sắc nhất trong giới ảo thuật, trong suốt 40 năm của sự nghiệp ông luôn mang trong mình một phương châm đó là: "Chân thành để ý tới người khác." Có rất nhiều những ảo thuật gia chỉ xem khán giả ngồi phía dưới là một đám người ngốc dễ dàng bị đánh lừa, còn việc của mình là cứ diễn thôi, không cần quan tâm tới khán giả, vì họ chắc chắn sẽ hứng thú với màn biểu diễn của mình.
Dù chúng ta có mang trong mình trí tuệ cảm xúc cao hơn rất nhiều người và có thể dễ dàng điều khiển khán giả, nhưng chúng ta không nên khinh thường họ. Vì nếu bạn muốn trở thành một người tốt hơn, thì trước hết bạn phải chấp nhận chính bản thân mình và sau đó là chấp nhận những xung quanh.
Hãy sống với chính mình, không kiêu ngạo hay tự mãn và luôn mang trong mình tinh thần cầu tiến, sẵn sàng chủ động học hỏi những người xung quanh để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn. Vì chỉ bằng cách làm cho nhận thức của chính mình trở nên đa dạng hơn, bạn mới có thể leo lên một “đỉnh núi” cao hơn.

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, dù chỉ qua một vài ngày ngắn ngủi cũng có thể làm ta mất đi rất nhiều cơ hội. Nhưng dù bạn có đang mang 3 dấu hiệu trên thì cũng đừng vội nản lòng. Vì đôi khi, người khác nói bạn sai thì bạn sẽ không thể hiểu nhưng khi chính bạn làm sai và tự mình nhận ra để thay đổi, bạn sẽ trở thành một người thành công. Nếu chúng ta có đủ lòng quyết tâm và dũng khí sẵn sàng thay đổi bản thân, thì dù là vực thẳm cũng sẽ trở thành một bước ngoặt mới, mang đến cho chúng ta những cơ hội và khả năng vô hạn.

Bình luận