Bài Viết QTNS - HRM

TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN

TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN

30/10/2024

573 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Trải nghiệm nhân viên (employee experience) là hành trình nhân viên đã trải qua tính từ lúc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp đến khi vào làm chính thức và rời đi. Toàn bộ quá trình học hỏi, quan sát và làm việc đó sẽ góp phần tạo thành trải nghiệm của chính bản thân nhân viên.
Vì vậy, một doanh nghiệp muốn quản trị xuất sắc hành trình trải nghiệm nội bộ thì họ phải quan tâm và lắng nghe nhân viên của mình trong mỗi giai đoạn của quá trình làm việc.
 
Doanh nghiệp phải xác định được đâu là mối quan tâm hàng đầu của một nhân sự. Từ đó cố gắng tìm hiểu, giải quyết, phối hợp tổ chức các trải nghiệm được cá nhân hóa và có chủ đích cho từng đối tượng nhân viên.
 
Trải nghiệm nhân viên tốt sẽ tạo nên nền tảng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
 
Trải nghiệm nhân viên là nền tảng tạo ra hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc duy trì tinh thần làm trải nghiệm khách hàng, cải thiện sản phẩm và xây dựng nên một thương hiệu vững mạnh đều đòi hỏi cần có sự tham gia, nỗ lực của từng cá nhân trong tổ chức. Muốn làm được điều này, sự cố gắng và phối hợp của các thành viên là vô cùng quan trọng và được quyết định bởi các tương tác giữa nhân viên với tổ chức đó trong suốt quá trình làm việc.
 
“Khi tiền không còn là mối quan tâm hàng đầu, tập trung vào trải nghiệm nhân sự là một những lợi thế cạnh tranh khả thi nhất mà một doanh nghiệp có thể tạo ra quyết định sự gắn bó, cống hiến và trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp”

null

 
5 GIAI ĐOẠN TRONG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM NHÂN VIÊN
 
GIAI ĐOẠN 1: TUYỂN DỤNG (HIRE)
Giai đoạn tuyển dụng bao gồm toàn bộ quá trình xây dựng các bước tuyển dụng một nhân viên mới. Các yếu tố doanh nghiệp cần cân nhắc để có giai đoạn tuyển dụng thành công bao gồm: thời gian tuyển dụng, chi phí bỏ ra, chất lượng của đợt tuyển dụng và tỉ lệ thành công.
Phải xem xét kỹ nội dung đăng tin tuyển dụng có đủ hấp dẫn, nội dung thể hiện rõ ràng, hình ảnh của doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của các ứng viên tiềm năng hay chưa? Đặc biệt, doanh nghiệp có đặc điểm gì hoặc có gì khác biệt hơn so với công ty khác để thu hút nhân sự? EVP của doanh nghiệp cụ thể ở đây là gì? Cần thiết, xây dựng được bộ giá trị hấp dẫn người lao động (EVP - Employee Value Proposition).
 
GIAI ĐOẠN 2: HỘI NHẬP (ONBOARDING)
Khi nhân viên mới bước vào công ty cần làm quen với môi trường làm việc, quy trình vận hành cũng như hệ thống và các công cụ hỗ trợ công việc. Đây cũng là nguyên nhân vì sao nhân viên cần có thời gian để bắt nhịp với công việc mới và làm việc hiệu quả. Vì vậy, giai đoạn onboarding càng được chú trọng hiệu quả sẽ làm tăng sự hào hứng của nhân viên trong công việc mới. Và điều quan trọng hơn là tạo sự kết nối lâu dài giữa nhân viên và doanh nghiệp.
 
GIAI ĐOẠN 3: PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP (DEVELOPMENT)
Mỗi nhân viên trong quá trình làm việc sẽ có tốc độ và kỹ năng khác nhau. Vì vậy, để nhân viên thực hiện tốt vai trò của mình, người quản lý phải vạch rõ lộ trình phát triển nghề nghiệp của họ. Liên tục đánh giá năng lực, hiệu quả thực hiện công việc, các kỹ năng làm việc nhóm hoặc nguyện vọng thăng tiến của họ trong tương lai. Ngoài ra, người lãnh đạo cần gợi mở, hoặc tạo cơ hội để họ phát triển kỹ năng của mình.
 
GIAI ĐOẠN 4: GIỮ CHÂN NHÂN TÀI (RETENTION)
Sau khi đã ổn định và hòa nhập với doanh nghiệp, tại bước này cần có những chiến lược để giữ chân nhân viên. Giúp nhân viên tiếp tục phát huy năng lực, thể hiện khả năng và đóng góp cho thành công của công ty. Nhân viên luôn muốn gắng bó với nơi mà nọ được tôn trọng, truyền cảm hứng, và cảm thấy được kết nối với tầm nhìn chiến lược chung của toàn doanh nghiệp.
Ngoài ra, giữ chân nhân tài cũng có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế cho doanh nghiệp. Theo ước tính, chi phí bỏ ra để tuyển dụng, đào tạo thay thế một nhân viên có thể lên đến 50-60% mức lương hằng năm mà họ phải bỏ ra.
 
GIAI ĐOẠN 5: RỜI BỎ (EXIT)
Lý do để nhân viên rời khỏi doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân như: đến tuổi nghỉ hưu hay cần đổi một môi trường mới… Bất cứ nhân viên nào cũng có thể rời khỏi doanh nghiệp của bạn tại một thời điểm nào đó. Vì vậy, tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến quyết định nghỉ việc của nhân viên sẽ giúp cải thiện và phát triển hành trình trải nghiệm nhân viên của doanh nghiệp trong tương lai.
Vậy để xây dựng hành trình trải nghiệm nhân viên như thế nào? Xây dựng thương hiệu tuyển dụng ra sao? Phương pháp/cách thức để thiết kế hành trình trải nghiệm nhân viên & hệ thống Quản trị nhân sự như thế nào, trân trọng thân mời anh/chị/em join lớp Trưởng phòng Nhân sự - khai giảng sắp ới!
Học THỰC HÀNH, triển khai từ tư duy đến thực tiễn ...
Link đăng kí: https://hrcacademy.vn/khoa-hoc-public
𝗛𝗢𝗖 𝗡𝗛𝗔𝗡 𝗦𝗨 𝗗𝗘𝗡 #HRC_Academy 𝐁𝐚̣𝐧 𝗼̛𝗶!
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Website: https://hrcacademy.vn/khoa-hoc-public | https://hrcacademy.vn/khoa-hoc-e-learning
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268.

Bình luận