Bài Viết Tổng Hợp

Đào tạo nhân lực phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Đào tạo nhân lực phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

11/08/2024

455 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Trong bối cảnh “bình thường mới” và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực trở thành “mũi nhọn” tiên phong, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường. Vậy, đào tạo nhân lực là gì? Đâu là phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, toàn diện? 

Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động diễn ra trong khoảng thời gian xác định của một tổ chức, nhằm giúp người lao động nắm rõ về kỹ năng và nghiệp vụ tại vị trí đảm nhận. 

Ngoài ra, hoạt động này còn giúp đội ngũ nhân viên bổ sung kiến thức còn thiếu để hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, thời gian đào tạo có thể dài hoặc ngắn tùy theo khối lượng kiến thức, kỹ năng cần có ở vị trí làm việc và nhu cầu của doanh nghiệp.

Thị trường kinh doanh luôn biến động, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra chiến lược và giải pháp ứng phó. Đồng thời, xu hướng toàn cầu hóa, phát triển công nghiệp tự động hóa cũng mang lại không ít “rào cản”. Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới” và thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch, đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược sáng tạo để tái định hình thành công. 

Trong bối cảnh này, đào tạo nguồn nhân lực chính là yếu tố “nòng cốt” giúp mọi doanh nghiệp, mọi ngành nghề phát triển. Đào tạo ở đây không chỉ dừng lại ở kỹ năng mềm hay kỹ năng cứng cơ bản, người lao động cần được cập nhật kiến thức mới, về công nghệ, tự động hóa cũng như phương pháp tân tiến để thúc đẩy hiệu suất công việc. 

Vậy nên, đào tạo nguồn nhân lực hướng đến mục tiêu chính là tối ưu hóa quy trình làm việc cho nhân viên, nâng cao nền tảng nội lực doanh nghiệp. Khi có nguồn lực con người mạnh, doanh nghiệp mới có thể “đứng vững” và hiện thực hóa mục tiêu tái định hình cũng như những mục tiêu dài hạn.

Vai trò của việc đào tạo nguồn nhân lực 

Sau khi nắm rõ khái niệm đào tạo nhân lực là gì, hãy cùng khám phá tầm quan trọng của hoạt động này đối với doanh nghiệp và chính bản thân nhân viên. Cụ thể như sau:

Đối với doanh nghiệp

  • Tăng tối đa năng suất và hiệu quả trong công việc chung, giúp doanh nghiệp phát triển thành công trong thời kỳ “bình thường mới” và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Nâng cao ý thức tự giác của người lao động đối với công việc cần làm.
  • Duy trì và nâng cao tính ổn định về chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp.
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Tạo điều kiện cho người lao động áp dụng khoa học – kỹ thuật vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp.

Đối với người lao động

  • Tạo mối quan hệ gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động thông qua quá trình đào tạo.
  • Giúp người lao động thích ứng với công việc nhanh chóng hơn.
  • Tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình làm việc cho mỗi nhân sự.
  • Đáp ứng tốt nhu cầu được học hỏi và nâng cao trình độ của người lao động.
  • Tạo lối tư duy, cách nhìn mới giúp phát huy tính sáng tạo ở mỗi nhân sự.

null

Nguyên tắc “vàng” để phát triển nguồn nhân lực toàn diện

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách thức đào tạo nguồn nhân lực khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo đội ngũ phát triển toàn diện, dưới đây là những nguyên tắc vàng mà ban lãnh đạo cần ghi nhớ:

  • Phát triển toàn diện, đồng đều đội ngũ nhân sự

Để kịp thời đáp ứng những thay đổi của thị trường, phục hồi doanh thu và tiềm lực doanh nghiệp sau đại dịch covid 19, đội ngũ nhân sự phải thường xuyên được trau dồi kỹ năng, kiến thức cần thiết. Đây chính là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp phát triển và bắt kịp thời đại. 

Đó cũng là lý do vì sao không ít công ty dành riêng một khoản kinh phí lớn để đào tạo nhân viên, từ các khóa học ngắn hạn đến những chương trình chất lượng từ nước ngoài.

  • Tôn trọng “giá trị” của từng nhân viên

Trong doanh nghiệp, dù nhân viên ở vị trí cao hay thấp đều xứng đáng được lắng nghe, phát biểu ý kiến và tạo điều kiện phát triển. Có như vậy doanh nghiệp mới phát triển toàn diện và khai thác hết tiềm năng từ đội ngũ nhân lực hiện có.

  • Đào tạo phù hợp với trình độ nhân viên

Mỗi vị trí công việc đều có những đặc thù và yêu cầu riêng. Do đó, khi triển khai các chương trình đào tạo nhân lực, ban quản lý cần xem xét trình độ hiện tại của từng nhân viên và yêu cầu thực tế từ công việc để xây dựng nội dung phù hợp.

Đặc biệt, sau thời kỳ “ngủ đông” vì đại dịch kéo dài, năng lực và trình độ của nhân viên sẽ phần nào thay đổi. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp “thay máu” với lực lượng lao động mới, thiết lập những chiến lược mới để đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Vậy nên, việc áp dụng một chương trình đào tạo mẫu cho nhân viên sẽ không mang lại hiệu quả cao, thay vào đó, ban lãnh đạo nên nghiên cứu năng lực đội ngũ nhân sự và đưa ra chiến lược đào tạo thích hợp.

  • Lợi ích doanh nghiệp đi đôi với lợi ích nhân viên

Khi phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp cần kết nối lợi ích của người lao động và tập thể. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng quyền lợi giữa các bên. Lúc này, đội ngũ nhân viên cũng sẽ gắn bó lâu dài hơn, hết mình vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Đây chính là nguồn nội lực mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp sáng tạo để “tái định hình” thành công.

  • Chấp nhận chi phí lớn cho việc đào tạo nhân lực

Để phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng, có khả năng đồng hành lâu dài, doanh nghiệp cần bỏ ra một khoản chi phí tương xứng. Điều này không chỉ tạo sự gắn kết mà còn giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng từ đội ngũ hiện có.

Đồng thời, thị trường luôn luôn thay đổi, biến động, việc cập nhật những kiến thức, công nghệ mới là rất cần thiết. Tuy nhiên, để đào tạo những nội dung này, doanh nghiệp cần mời những chuyên gia trong ngành hoặc đầu tư cho nhân viên đi học tập, điều này sẽ tiêu tốn không ít chi phí. Vậy nên, để phát triển bền vững, ban lãnh đạo phải chấp nhận đánh đổi giữa chi phí và hiệu quả lâu dài.



Bình luận