Bài Viết Tổng Hợp

4 BƯỚC ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG

4 BƯỚC ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG

27/12/2024

554 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

 
Lắng nghe chủ động không chỉ đơn thuần là nghe những gì người khác nói, mà còn là sự hòa hợp với suy nghĩ và cảm xúc của họ. Nó biến cuộc trò chuyện thành sự tương tác hai chiều, không cạnh tranh và mang tính tích cực. Để giỏi trong việc lắng nghe chủ động là một sự nỗ lực kéo dài cả đời. Tuy nhiên, một sự cải thiện nhỏ cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong hiệu quả lắng nghe của bạn. Sau đây là 4 cách để cải thiện kỹ năng lắng nghe chủ động.
1. Hiểu phong cách lắng nghe của bản thân
Chúng ta thường hiểu lầm rằng kỹ năng lắng nghe chỉ có một cách để thực hiện, hoặc là bạn đang lắng nghe hoặc là không. Tuy nhiên, có nhiều kiểu lắng nghe khác nhau mà chúng ta cần có khả năng chuyển đổi chúng một cách linh hoạt tùy thuộc vào nhu cầu của người nói.
Đầu tiên, chúng ta cần tự suy ngẫm và tự hỏi “Tôi thường lắng nghe như thế nào?”. Có 4 phong cách lắng nghe khác nhau mà chúng ta cần biết:
- Lắng nghe theo nhiệm vụ: Tập trung vào hiệu quả và định hình cuộc trò chuyện xung quanh việc tiếp nhận những thông tin quan trọng.
- Lắng nghe phân tích: Tập trung vào việc phân tích một vấn đề từ quan điểm trung lập
- Lắng nghe mối quan hệ: Tìm kiếm sự kết nối cũng như hiểu những cảm xúc ẩn sau thông điệp mà người khác truyền tải.
- Lắng nghe phê bình: Đánh giả cả nội dung của người trò chuyện và người nói.
Do thói quen, có thể chúng ta đã mặc định vào một phong cách lắng nghe duy nhất trong hầu hết các tình huống. Vì thế, nhận biết được phong cách lắng nghe của bản thân sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn có ý thức và chủ đích về việc nên sử dụng phong cách lắng nghe nào để phù hợp hơn trong các tình huống khác nhau.
2. Chủ động đưa ra lựa chọn và ý thức về phong cách lắng nghe tốt nhất
Hãy suy ngẫm về mục tiêu của cuộc trò chuyện về những gì bạn muốn và những gì người khác cần, điều này có thể giúp bạn xác định phong cách lắng nghe phù hợp nhất tại thời điểm đó.
Ví dụ, một thành viên trong gia đình cần được hỗ trợ về mặt tinh thần hoặc một đồng nghiệp đang cần sự đánh giá trung thực nhất. Việc sử dụng sự đồng cảm để suy nghĩ về những gì người khác có thể cần từ cuộc trò chuyện của bạn có thể cung cấp manh mối về việc lựa chọn cách lắng nghe trong thời điểm cụ thể đó
3. Ai là tâm điểm chú ý trong cuộc trò chuyện
Chia sẻ những câu chuyện cá nhân có thể giúp chúng ta kết nối với người khác, nhưng quan trọng là bạn cần tránh để cho cuộc trò chuyện chuyển hướng khỏi người nói, để họ không cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được lắng nghe.
Đôi khi chúng ta chuẩn bị phản hồi trong khi người khác đang nói, nhưng điều này sẽ gây phản tác dụng. Hãy từ nhắc nhở bản thân rằng mình có thể hình thành suy nghĩ sau khi đã hoàn toàn lắng nghe những gì người khác nói.
Tại một thời điểm nào đó trong cuộc trò chuyện bạn cần chia sẻ quan điểm của mình, nhưng hiện tại hãy nhận những gì người khác đang nói, tránh việc chiếm lấy cuộc trò chuyện. Sẽ tốt hơn nếu bạn đặt câu hỏi cho họ, điều này sẽ khiến họ cảm thấy được lắng nghe và tăng sự hiểu biết của bản thân.
4. Bạn có đang lắng nghe không?
Một trong những thói quen tệ nhất của chúng ta là tự cho mình đã hiểu quan điểm của người khác trước khi họ nói xong và bắt đầu phân tâm. Bạn tự cho mình hiểu được những ý chính trong lời nói của người khác, nên cho phép bản thân được phân tâm vào việc khác. Nhưng đây là hành động sai lầm, bạn cần giữ sự tập trung.
Không chỉ những thiết bị hay yếu tố bên ngoài làm bạn phân tâm, mà ngay chính suy nghĩ và cảm xúc của bạn cũng gây nên sự phân tâm đó. Vì vậy, khi nhận thấy tâm trí của mình đang lang thang, hãy đưa sự chú ý trở lại.

Nếu bạn đã bị phân tâm và bỏ lỡ điều gì đó người khác đang nói, đừng cố gắng như thế bạn đã hiểu lời họ nói. Bạn có thể ngắt lời họ và nói “Tôi nghĩ mình đã bỏ lỡ điều bạn vừa nói, bạn có thể nhắc lại được không?”

Bình luận

ĐĂNG KÝ NHẬN TÀI LIỆU BIỂU MẪU

Vui lòng để lại thông tin để HRC ACADEMY gửi tài liệu biểu mẫu!
uploads/demo/img-form.png