Bài Viết Tổng Hợp

QUÁ TRÌNH ONBOARDING/NHẬP MÔN NHÂN VIÊN MỚI

QUÁ TRÌNH ONBOARDING/NHẬP MÔN NHÂN VIÊN MỚI

21/08/2024

372 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

QUÁ TRÌNH ONBOARDING/NHẬP MÔN NHÂN VIÊN MỚI
Onboarding được hiểu là đào tạo nhập môn cho nhân viên mới. Đây là quá trình giúp những người mới tiếp xúc, làm quen và hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp lẫn công việc để tự tin cống hiến năng lực. Qua đó, nhân viên mới sẽ được tiếp thu nhiều kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử, giao tiếp… cần thiết
 
1. PRE-ONBOARDING/TRƯỚC KHI GIA NHẬP CÔNG TY
- Chi phí cho thủ tục giấy tờ và thời gian hành chính
Quá trình onboarding đòi hỏi rất nhiều giấy tờ: đăng ký lợi ích, biểu mẫu kê khai thuế, hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động, sổ tay nhân viên, thỏa thuận bảo mật,… Chi phí giấy mực cho quá trình này là chi phí hữu hình, nó thậm chí được coi là quá nhỏ để kê khai.
Còn lại, chi phí thực tế hay chính là chi phí ẩn mà chúng ta cần tìm kiếm xuất phát từ thời gian hoàn tất giấy tờ và xử lý các thủ tục hành chính đến từ trước hết là bản thân nhân viên, tiếp theo sau là đến từ bộ phận tuyển dụng, hành chính – kế toán, tài chính,… – các nơi chịu trách nhiệm liên quan đến giấy tờ thủ tục đó.
 
2. GIAI ĐOẠN THỬ VIỆC
- Chi phí sử dụng cơ sở vật chất
Doanh nghiệp phải chuẩn bị một số cơ sở vật chất, vật dụng cần thiết cho nhân viên mới, chẳng hạn như: thẻ nhân viên, máy tính, đồng phục,… Ngoài ra, một số doanh nghiệp coi trọng quy trình onboarding, họ có thể tặng quà cho nhân viên để thể hiện sự trân trọng cũng như tạo động lực cho nhân viên.
Chi phí ẩn ở đây không phải là giá trị của những cơ sở vật chất mà là chi phí sử dụng chúng trong thời gian thử việc. Trong trường hợp công ty có nhiều nhân sự mới onboarding cùng một lúc, phần chi phí bị đội lên chính là chi phí trang thiết bị dành cho đội ngũ nhân viên này trong khoảng thời gian onboarding.
Mặt khác, trường hợp nhân viên bỏ giữa chừng hay không được duyệt trở thành nhân viên chính thức, chi phí cho cơ sở vật chất tạm thời bị lãng phí.
- Chi phí cho “năng suất” của nhân viên mới
Khi doanh nghiệp tuyển nhân viên mới, có khả năng cao họ chưa làm việc hiệu quả những ngày đầu đi làm. Thậm chí phải mất vài tháng những nhân viên này mới cảm thấy thoải mái trong vai trò
mới.
Theo thống kê cho thất, phải mất từ 8 đến 26 tuần để một nhân sự mới phát huy hết năng suất tại môi trường làm việc. Trước đó doanh nghiệp đang mất đi chi phí, hay nói cách khác, nhân viên mới đang tiêu tốn chi phí của công ty hơn là giá trị họ mang về.
Sau khi bước qua giai đoạn này, khi nhân viên phát huy hết năng lực bản thân, sự sinh lời xuất hiện cho công ty (ROI>0). Đây được gọi là điểm hòa vốn.
Công việc có nhiều tác vụ phức tạp, yêu cầu năng lực chuyên môn ngày càng cao thì càng mất nhiều thời gian để nhân viên mới làm quen.
Một cách dễ hình dung, một nhân viên bán hàng mới sẽ sớm đạt tới điểm hòa vốn hơn là một nhân viên quản lý cấp cao mới. Con số này có thể bị ảnh hưởng bởi bề dày kinh nghiệm của ứng viên.
Ứng viên càng có kinh nghiệm, quen thuộc với flow của công việc, thời gian thích ứng càng ngắn, từ đó giảm bớt chi phí ẩn cho doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trung bình một công ty sẽ mất đến từ 1 – 2,5% tổng doanh thu của họ để đưa một nhân viên mới hoàn toàn vào guồng.
Vì thế, chi phí ẩn chính là chi phí đào tạo nhân viên để họ đạt được năng lực nhất định đến thời điểm sẵn sàng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.
 
3. GIAI ĐOẠN SAU THỬ VIỆC, KHI NHÂN VIÊN ĐÃ VÀO LÀM VIỆC
 
Khi tới giai đoạn này, nhân viên thường sẽ có hai khả năng xảy ra:
  • Nhân viên kết thúc quá trình thử việc, được duyệt lên vị trí chính thức, tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp.
  • Nhân viên bỏ việc trong quá trình thử việc hoặc sau 1 – 3 tháng thử sức tại vị trí của doanh nghiệp
Chi phí thời gian khi quá trình onboarding dài dòng
Việc onboarding quá đơn giản dẫn tới nhân viên mới thiếu thông tin, kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, quy trình onboarding dài dòng lại làm nhân viên mới nản chí.
Nếu quá trình onboarding tự thân nhân sự cảm thấy không hiệu quả, họ thực chất đang mất nhiều thời gian hơn, chính là thời gian
của doanh nghiệp – hay khoản “chi phí cơ hội” đang thất thoát.
- Chi phí khi nhân viên bỏ việc
Các loại chi phí ẩn đều đóng góp vào chi phí mà doanh nghiệp phải chịu khi nhân viên bỏ việc. Nếu doanh nghiệp rơi vào tình huống này, bạn sẽ phải đào tạo một nhân viên mới thay thế cho nhân viên nghỉ việc. Chi phí ẩn lúc này đã tăng lên gấp đôi.
  • Thuê nhân viên mới bao gồm chi phí truyền thông quảng cáo, sàng lọc, phỏng vấn và tuyển dụng.
  • Onboarding một người mới, bao gồm cả chi phí thời gian đào tạo và quản lý.
  • Chi phí năng suất: có thể một nhân viên mới mất 1-2 tháng để đạt được năng suất của một người thử việc hiện có.
  • Nhân viên nghỉ việc làm vị trí bị bỏ trống, không có người phụ trách, các nhân viên còn lại trở nên quá tải khối lượng công việc.
  • Nhân viên mới mất nhiều thời gian hơn và thường không giỏi trong việc giải quyết vấn đề.
  • Tác động văn hóa: Bất cứ khi nào ai đó rời đi, những người khác sẽ dành thời gian thắc mắc lý do.
Một trong những lý do khiến chi phí thực cho một nhân viên không rõ ràng là bởi hầu hết các công ty không có hệ thống để theo dõi chi phí tìm kiếm, sàng lọc, phỏng vấn ứng viên, tuyển dụng, định hướng và đào tạo, năng suất, chi phí hành chính, v.v… trong quá trình làm việc với nhân viên đó.
Trên thực tế, để đo lường và có cơ chế báo cáo để kiểm soát dòng chi phí này, cần sự hợp tác giữa các bộ phận (nhân sự, tài chính, vận hành,..) nếu không muốn thất thoát ngân sách tuyển dụng của doanh nghiệp.
 
 
 
 

Bình luận