10/02/2025
678 người xem
0/5 trong 0 lượt đánh giá
𝐏𝐇𝐀̂𝐍 𝐓𝐈́𝐂𝐇 𝐂𝐎̂𝐍𝐆 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐂 (𝐉𝐨𝐛 𝐚𝐧𝐚𝐥𝐲𝐬𝐢𝐬)
Là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Đó là việc nghiên cứu các công việc để làm rõ:
- Ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm gì?
- Họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như thế nào?
- Những máy móc, thiết bị, công cụ nào được sử dụng?
- Những mối quan hệ nào được thực hiện?
- Các điều kiện làm việc cụ thể?
- Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và các khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc
Mỗi công việc được tạo thành từ nhiều nhiệm vụ cụ thể và phân công một hoặc một số người lao động gọi là vị trí việc làm. Nghề mang tính chất lâu dài và chuyên sâu, công việc là những hoạt động cụ thể hàng ngày, vị trí việc làm là chỗ đứng trong tổ chức, và nhiệm vụ là những yêu cầu cụ thể trong vai trò đó.
𝑵𝒈𝒉𝒆̂̀: Nghề là lĩnh vực hoặc chuyên môn mà một người chọn để theo đuổi dài hạn, thường liên quan đến đào tạo chính thức và có tính chất lâu dài. Ví dụ như nghề giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, v.v. Nghề thể hiện sự chuyên môn hóa trong một lĩnh vực cụ thể.
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄: Công việc là những nhiệm vụ hoặc trách nhiệm cụ thể mà một người thực hiện trong quá trình làm việc. Công việc có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của từng ngày hoặc từng dự án. Ví dụ, công việc của một giáo viên có thể bao gồm giảng dạy, chuẩn bị bài, chấm bài, v.v.
𝑽𝒊̣ 𝒕𝒓𝒊́ 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒍𝒂̀𝒎: Vị trí việc làm đề cập đến vị trí cụ thể mà một người đảm nhận trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Một vị trí việc làm có thể bao gồm chức danh, trách nhiệm, quyền hạn và địa điểm làm việc. Ví dụ, vị trí việc làm có thể là "Nhân viên công nghệ thông tin", "Nhân viên kinh doanh", v.v.
𝑵𝒉𝒊𝒆̣̂𝒎 𝒗𝒖̣: Là những công việc hoặc trách nhiệm cụ thể mà một người phải thực hiện trong một vị trí việc làm. Nhiệm vụ thường ngắn hạn và có thể thay đổi theo tình huống. Ví dụ, nhiệm vụ của một nhân viên kinh doanh có thể là tìm kiếm khách hàng mới, thực hiện báo cáo doanh số, hoặc tham gia hội thảo.
TẠI SAO CẦN PHẢI PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC: Vì nhờ có phân tích công việc mà người quản lí xác định được các kì vọng của mình đối với người lao động, làm cho họ hiểu được các kì vọng đó. Nhờ đó, người lao động cũng hiểu được các nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc.
Việc này đồng thời là điều kiện để có thể thực hiện được các hoạt động Quản trị nhân lực được đúng đắn và có hiệu quả, giúp cho người quản lí có thể đưa ra được các quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao... dựa trên các tiêu thức có liên quan đến công việc chứ không phải dựa trên những tiêu chuẩn mơ hồ và mang tính chủ quan.
Công tác quản lí nhân sự ngày nay ngày càng phải tuân thủ các yêu cầu ngày càng cao của luật pháp Lap động và quyền bình đẳng của người lao động, cho nên phân tích công việc ngày càng trở thành một nhiệm vụ quan trọng của Quản trị nhân lực trong các Doanh nghiệp.
(𝐻𝑅𝐶 𝐴𝑐𝑎𝑑𝑒𝑚𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝)
-----------
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268 | 0917517698