Bài Viết Tổng Hợp

𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐕𝐈𝐄̂𝐍 𝐂𝐔̉𝐀 𝐁𝐀̣𝐍 𝐍𝐆𝐇𝐈̉ 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐂 𝐓𝐇𝐄𝐎 𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 𝐊𝐈𝐄̂̉𝐔 𝐍𝐀̀𝐎?

𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐕𝐈𝐄̂𝐍 𝐂𝐔̉𝐀 𝐁𝐀̣𝐍 𝐍𝐆𝐇𝐈̉ 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐂 𝐓𝐇𝐄𝐎 𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 𝐊𝐈𝐄̂̉𝐔 𝐍𝐀̀𝐎?

31/10/2024

480 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

 
Đ𝘢 𝘴𝑜̂́ 𝘯𝘩𝐚̂𝘯 𝘷𝘪𝑒̂𝘯 𝘵𝘩𝑢̛𝑜̛̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝑜̂𝘪 𝘷𝘪𝑒̣̂𝘤 𝘵𝘩𝘦𝘰 #7 𝘱𝘩𝘰𝘯𝘨 𝘤𝑎́𝘤𝘩 𝘥𝑢̛𝑜̛́𝘪 đ𝐚̂𝘺, 𝘣𝘢𝘰 𝘨𝑜̂̀𝘮 𝘤𝑎̉ 𝘯𝘩𝑢̛̃𝘯𝘨 𝘷𝑎̂́𝘯 đ𝑒̂̀ 𝘵𝑢̛̀ 𝘵𝑖́𝘤𝘩 𝘤𝑢̛̣𝘤 đ𝘦̂́𝘯 𝘤𝑎̉ 𝘵𝘪𝑒̂𝘶 𝘤𝑢̛̣𝘤:
▪️ Grateful Goodbye: Kiểu êm đẹp, thể hiện sự đánh giá cao và sẵn sàng cung cấp thông tin hỗ trợ công ty khi họ rời đi.
▪️ In the loop: Kiểu thân tín, thông báo, chia sẻ với người quản lí trực tiếp về ý định rời đi của mình.
▪️ By the book: Kiểu quy trình, đưa ra quyết định nghỉ việc bài bản, chính thức và giải thích cho sự ra đi của mình.
▪️ Perfunctory: Kiểu hời hợt, thông báo từ chức và từ chối chia sẻ lí do nghỉ việc.
▪️ Avoidant: Kiểu né tránh, gián tiếp thông báo cho quản lý trực tiếp hoặc dùng thư nghỉ việc nói thay mình.
▪️ Bridge burning: Kiểu một đi không trở lại, cố ý gây rối, làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trước lúc nghỉ việc.
▪️ Impulsive quitting: Kiểu bốc đồng, ra đi không biết trước.
Những cách làm này thường phản ánh cách nhân viên nghỉ việc cảm thấy họ được đối xử như thế nào khi làm việc tại công ty. Do đó, nếu nhiều nhân viên trong một công ty thôi việc bằng cách bày tỏ lòng biết ơn và thông báo hợp tình hợp lý, điều này thể hiện rằng đây là một môi trường tốt để làm việc. Mặt khác, nếu các nhân viên có xu hướng rút lui càng sớm càng tốt hoặc thể hiện thái độ tiêu cực, các nhà lãnh đạo cần xem đây là một tín hiệu để điều tra nguyên nhân của những “ca thôi việc” này.
Nếu các nhà lãnh đạo tìm thấy mẫu chung trong các dữ liệu này, họ có thể bắt đầu xác định nguồn gốc của vấn đề. Nhân viên có xu hướng tuân theo hướng dẫn và quy trình của công ty khi họ nghỉ việc, hay nghỉ việc theo nhiều cách khác nhau? Nghỉ việc không báo trước thường xảy ra ở một phòng ban nhất định, hay một nhóm đối tượng nhân viên nhất định?

null

Đ𝐎̂̀𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐇𝐈𝐄̣̂𝐏 𝐇𝐎𝐀̣̆𝐂 𝐍𝐇𝐔̛̃𝐍𝐆 𝐍𝐆𝐔̛𝐎̛̀𝐈 𝐓𝐇𝐀̂𝐍 𝐂𝐀̣̂𝐍 𝐍𝐎́𝐈 𝐆𝐈̀ 𝐊𝐇𝐈 𝐌𝐎̣̂𝐓 𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐕𝐈𝐄̂𝐍 𝐍𝐆𝐇𝐈̉ 𝐕𝐈𝐄̣̂𝐂?
Trong nhiều trường hợp, đồng nghiệp thân cận có thể biết được một số thông tin nào đó giúp tổ chức cải thiện tình hình. Bằng cách trò chuyện với các đồng nghiệp gần gũi với nhân viên nghỉ việc, công ty có thể xác định được động cơ đằng sau sự ra đi của họ.
Thêm một lợi ích của phương pháp này đó là nó mang lại cho các nhân viên còn lại, những người có thể thất vọng và bối rối trước sự ra đi của đồng nghiệp không gian để thảo luận về những suy nghĩ và ý kiến của họ, nhằm hạn chế bớt sự thất vọng hoặc buồn bã khi đồng nghiệp rời đi.
Tất nhiên, một số nhân viên có thể cảm thấy rằng công ty đang yêu cầu họ không trung thành với bạn bè của họ khi chia sẻ những thông tin riêng tư như thế. Do đó, các nhà lãnh đạo cần lường trước sự căng thẳng có thể xảy ra khi áp dụng cách làm này. Hãy trấn an nhân viên rằng sự tham gia của họ là tự nguyện và làm rõ rằng thông tin họ tìm kiếm chỉ nhằm cải thiện trải nghiệm làm việc cho những nhân viên còn lại và nâng cao hiệu suất công ty.
Cách tiếp cận này hiệu quả nhất khi các nhà quản lý có mối quan hệ tốt với nhân viên của mình, để cấp dưới cảm thấy an toàn về mặt tâm lý và chia sẻ hiểu biết của họ mà không lo bị bạn bè phán xét. Tương tự như vậy, các cuộc hội thoại sẽ có nhiều khả năng mang tính xây dựng hơn khi các nhà quản lý có thói quen lắng nghe nhân viên và hành động theo ý kiến của họ.
𝐍𝐇𝐀̂𝐍 𝐕𝐈𝐄̂𝐍 𝐂𝐔̉𝐀 𝐁𝐀̣𝐍 𝐋𝐀̀𝐌 𝐆𝐈̀ 𝐒𝐀𝐔 𝐊𝐇𝐈 𝐇𝐎̣ 𝐑𝐎̛̀𝐈 Đ𝐈?
Các chuyên gia nhân sự có thể làm điều này bằng cách theo dõi nơi làm việc tiếp theo, hoặc công việc tiếp theo của nhân viên, thậm chí ngay cả khi họ đã rời đi.
Ví dụ, nếu có một tỷ lệ lớn người đi làm nghỉ việc để quay trở lại trường và theo đuổi bằng cấp sau đại học, các công ty có thể nắm bắt cơ hội này để cải thiện việc giữ chân nhân tài bằng cách cung cấp hoặc tài trợ cho nhân viên của mình các khóa học giảm giá hoặc miễn phí.
Nếu một số nhân viên rời đi để trở thành bố mẹ, có lẽ các chương trình gia đình mở rộng sẽ cung cấp cho nhân viên sự cân bằng cuộc sống và công việc tốt hơn.
Nếu nhân viên có xu hướng nghỉ việc để làm việc cho một đối thủ cạnh tranh cụ thể, thì chắc chắn lãnh đạo nên xem xét văn hóa, chương trình phát triển, chính sách bồi thường và lợi ích của công ty đó để xác định lý do tại sao tổ chức của bạn mất đi một tài năng trước đối thủ.
Bằng cách bỏ qua sự khó chịu và sử dụng các thông tin nhân viên thôi việc để lại nhằm xác định nguyên nhân và bản chất của sự rời đi, các nhà quản lý và chuyên gia nhân sự có thể có được nhiều bài học quý giá cho công ty của họ.
Lần tới khi một nhân viên tiết lộ kế hoạch rời đi, thay vì tập trung nỗ lực vào việc thay thế nguồn nhân lực đã mất này và giảm thiểu sự gián đoạn gây ra do nghỉ việc, hãy dành thời gian để suy nghĩ về bản chất của vấn đề, thu thập dữ liệu để hiểu nguyên nhân của sự ra đi, và xem xét ý nghĩa của điều này. Theo thời gian, bằng cách tận dụng cơ hội và rút kinh nghiệm từ những lần từ chức, các nhà lãnh đạo có thể cải thiện được tình hình nghỉ việc ở công ty mình.
(Theo Havard Business Review)
-----------
𝗛𝗢𝗖 𝗡𝗛𝗔𝗡 𝗦𝗨 𝗗𝗘𝗡 #HRC_Academy!
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268.

Bình luận