Bài Viết Tổng Hợp

DESIGN THINKING _ TƯ DUY THIẾT KẾ

DESIGN THINKING _ TƯ DUY THIẾT KẾ

11/12/2024

567 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

𝐃𝐄𝐒𝐈𝐆𝐍 𝐓𝐇𝐈𝐍𝐊𝐈𝐍𝐆 - 𝐓𝐔̛ 𝐃𝐔𝐘 𝐓𝐇𝐈𝐄̂́𝐓 𝐊𝐄̂́
Design Thinking, hay còn được gọi là Tư duy thiết kế, là một giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề. Những tập đoàn hàng đầu thế giới như Apple, Google, Samsung đã nhanh chóng áp dụng phương pháp Design Thinking.
Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính trong tương lai, Design Thinking vẫn giúp bạn giải quyết được bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.

null

𝐃𝐞𝐬𝐢𝐠𝐧 𝐓𝐡𝐢𝐧𝐤𝐢𝐧𝐠:
- Tập trung vào các vấn đề cốt lõi
- Tận dụng tư duy nhóm
- Thúc đẩy tinh thần sáng tạo
𝐐𝐔𝐘 𝐓𝐑𝐈̀𝐍𝐇 𝐃𝐄𝐒𝐈𝐆𝐍 𝐓𝐇𝐈𝐍𝐊𝐈𝐍𝐆 𝐍𝐇𝐔̛ 𝐓𝐇𝐄̂́ 𝐍𝐀̀𝐎?
Năm 1970, Học viện Thiết Kế của trường Đại học Stanford đã chuẩn hóa quy trình của Design Thinking thành 5 bước. Cho đến ngày nay, quy trình này vẫn được áp dụng rộng rãi ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là giải quyết vấn đề và kinh doanh.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟏: 𝐄𝐦𝐩𝐚𝐭𝐡𝐢𝐳𝐞 - 𝐓𝐡𝐚̂́𝐮 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮: Ở bước này, yêu cầu đặt ra là nắm sâu hơn vấn đề đang giải quyết. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải đặt câu hỏi để tìm ra yếu tố liên quan.
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒖̣ 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒔𝒖̛̉ 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒃𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒏𝒂̀𝒚 𝒍𝒂̀: 5-𝑾𝒉𝒚𝒔 𝒗𝒂̀ 𝑲𝒊𝒑𝒍𝒊𝒏𝒈'𝒔 𝒒𝒖𝒆𝒔𝒕𝒊𝒐𝒏𝒔.
(Sử dụng 5-Whys trước để tìm ra một số nguyên nhân cốt lõi, sau đó trong từng nguyên nhân, sử dụng Kipling's questions để thu thập các yếu tố liên quan).
5-Whys: Công cụ cực hữu dụng để tìm ra nguyên nhân gốc rễ (root-cause). Từ một câu hỏi Why ban đầu, chúng ta có thể tiếp tục đào sâu nguyên nhân bằng những câu hỏi Why tiếp theo cho đến khi vấn đề đó được mình đánh giá là cốt lõi.
Kipling's questions giúp hỗ trợ thu thập dữ liệu cho dữ kiện đó một cách toàn diện về không gian, thời gian, con người, cách thức. Nhờ trả lời những câu hỏi sau: What, Where, When, Who, How
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟐: 𝐃𝐞𝐟𝐢𝐧𝐞 - 𝐗𝐚́𝐜 đ𝐢̣𝐧𝐡: Sau khi đã hiểu các vấn đề, bước tiếp theo là bạn phải biết cách trình bày rõ ràng, tư duy ưu tiên lựa chọn các vấn đề nào nên được giải quyết, kỳ vọng nào nên được đáp ứng. Bởi vì nguồn lực của mỗi doanh nghiệp đều có hạn, bạn sẽ không thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề cùng một lúc.
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒖̣ 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒔𝒖̛̉ 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒃𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒏𝒂̀𝒚 𝒍𝒂̀: 𝑭𝒊𝒔𝒉𝒃𝒐𝒏𝒆 𝒅𝒊𝒂𝒈𝒓𝒂𝒎.
Fishbone diagram là biến thể của Mindmap, chuyên dùng trong giải quyết vấn đề. Công dụng của mô hình là trình bày lại những dữ kiện đã được liệt kê ra từ bước đầu tiên. Cách trình bày Fishbone diagram như sau: Mỗi đầu xương cá là 1 nguyên nhân (cause) - nhờ 5-Whys tìm ra. Tiếp đó, trên từng nhánh xương sẽ là những yếu tố trong Kipling's questions.
Trên thực tế, nhiều vấn đề có sự kết nối lẫn nhau và có mối quan hệ nhân quả. Vì thế, việc tìm các mẫu số chung của các vấn đề là vô cùng cấp thiết. Chúng sẽ giúp bạn thấy được sự kết nối, đồng thời thấy được nguồn lực hỗ trợ hay các bộ phận chủ chốt phụ trách có liên quan.
Như vậy, chúng ta vừa hoàn thành một sơ đồ tương đối hoàn hảo với các yếu tố chính được liệt kê rõ ràng cùng những ý bổ trợ toàn diện. Việc tiếp theo là nghĩ ý tưởng để giải quyết các nguyên nhân cốt lõi đã đưa ra.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟑: 𝐈𝐝𝐞𝐚𝐭𝐞 - 𝐓𝐚̣𝐨 𝐫𝐚 𝐲́ 𝐭𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨 𝐜𝐚́𝐜 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐩𝐡𝐚́𝐩: Đây là bước hấp dẫn nhất trong chuỗi hoạt động của Design thinking. Trong phần này, chúng ta tập trung vào hoạt động lên ý tưởng dưới sự hỗ trợ của nhóm và làm sao để đưa ra những ý tưởng thật tốt.
𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒖̣ 𝒄𝒂̂̀𝒏 𝒔𝒖̛̉ 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒃𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒏𝒂̀𝒚 𝒍𝒂̀: 𝑩𝒓𝒂𝒊𝒏𝒔𝒕𝒐𝒓𝒎𝒊𝒏𝒈.
Brainstorming là một công cụ được sử dụng nhiều nhất trong các buổi họp nhóm ở công ty hay hoạt động đội nhóm. Tuy nhiên, những buổi brainstorming thường gặp các vấn đề cập rập khi các ý tưởng rời rạc nhau, đi quá xa so với vấn đề hoặc quá nhiều ý kiến trái chiều. Để đảm bảo sử dụng công cụ brainstorming một cách hiệu quả nhất, cần thực hiện từng bước như sau:
- Warm up and Explain problem: Giới thiệu về vấn đề và trình bày mô hình xương cá (fishbone diagram) để mọi người cùng nắm rõ những thông tin cần thiết. Đây là điều hết sức quan trọng để ý tưởng đi theo định hướng đúng và giải quyết được những vấn đề cốt lõi.
- Present rules: Thông báo cho mọi người luật thảo luận. Trong brainstorming chỉ có 1 luật duy nhất là Không Phán Xét bất kì ý tưởng nào đưa ra.
- Call for ideas: Tất cả mọi người viết hết các ý tưởng trong đầu mình vào một tờ giấy. Mục tiêu đạt càng nhiều ý tưởng càng tốt, không quan trọng chất lượng hay tính đúng sai của ý tưởng tại bước này.
- Discussion: Tại bước này, mọi người sẽ cùng dán các ý tưởng lên bảng theo từng vùng, mỗi vùng chứa các ý tưởng liên quan tới nhau hoặc giống nhau. Sau đó, tiến hành thảo luận lần lượt từng vùng và chọn ra 1-2 ý tưởng tối ưu nhất trong vùng đó. Đây là thời điểm để nhận xét và suy luận tự do. Những ý tưởng tranh cãi sẽ được để riêng sang một bên.
- Evaluation: Sau khi đã chọn được những ý tưởng phù hợp. bước này sẽ tiến hành đánh giá một lần nữa những ý tưởng tốt nhất để đưa ra làm giải pháp. Những ý tưởng nào còn gây tranh cãi và không thống nhất cũng sẽ được loại bỏ. Mục tiêu tại bước này là đạt được 1-2 ý tưởng hoặc 1 nhóm ý tưởng thích hợp và tốt nhất.
Như vậy, một buổi brainstorming sẽ đạt hiểu qua tối đa nhờ vào quy trình và phương pháp rõ ràng, xuất pháp từ 2 bước Empathize và Define. Gần như vấn đề đến đây là đã được giải quyết.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟒: 𝐏𝐫𝐨𝐭𝐨𝐭𝐲𝐩𝐞 - 𝐓𝐫𝐮̛̣𝐜 𝐪𝐮𝐚𝐧 𝐡𝐨𝐚́: Đây là bước mà bạn sẽ hữu hình hóa các ý tưởng của mình bằng những mô hình hay sản phẩm mẫu, từ đó có thể nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp tốt nhất cho từng vấn đề đã đặt ra ở 3 bước trước.
Các sản phẩm mẫu tại bước này có thể là: sản phẩm thức uống (nếu bạn đang làm trong lĩnh vực F&B), demo khóa học (nếu làm lĩnh vực về training & coaching),...
Qua việc nghiên cứu, kiểm tra và phát triển dựa trên trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng mà doanh nghiệp loại bỏ dần các sản phẩm không đạt yêu cầu. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ nhận thức được những hạn chế, các vấn đề hiện hữu của sản phẩm rõ hơn, từ đó không ngừng cải tiến sản phẩm tốt hơn.
𝐁𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝟓: 𝐓𝐞𝐬𝐭 - 𝐊𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐭𝐫𝐚: Đây là bước cuối cùng của quy trình 5 bước, nhưng trong một quá trình Design Thinking thực tế, bước này thường lặp đi lặp lại.
Trong suốt giai đoạn này, cần phải liên tục thử nghiệm và thu thập phản hồi từ người dùng để tiếp tục cải tiến sản phẩm, dịch vụ, cách giải quyết các vấn đề. Các phản hồi là yếu tố quan trọng để phát triển và hoàn thiện giải pháp. Vì giải pháp có thể phù hợp hôm nay nhưng lại trở nên vô dụng vào hôm sau.
Vì vậy, chủ doanh nghiệp cần bám sát thực tế và đảm bảo có những thay đổi phù hợp để tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng và giải quyết được các vấn đề của khách hàng.
(𝑇ℎ𝑒𝑜 𝑇𝑎𝑛𝑐𝑎)
-----------
𝗛𝗢𝗖 𝗡𝗛𝗔𝗡 𝗦𝗨 𝗗𝗘𝗡 #HRC_Academy!
Số 14, Ngách 5/8, ngõ 5 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
Hotline/zalo support: 0919439146 | 0915252268 | 0917517698

Bình luận