Bài Viết QTNS - HRM

CHỨC NĂNG CỦA HUMAN RESOURCES VÀ MỘT SỐ VỊ TRÍ HR PHỔ BIẾN

CHỨC NĂNG CỦA HUMAN RESOURCES VÀ MỘT SỐ VỊ TRÍ HR PHỔ BIẾN

12/08/2024

455 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Các chức năng của ngành HR có thể được chia thành hai nhóm chính:
▪️ Các chức năng chiến lược: Tuyển dụng, đào tạo và phát triển, lương thưởng và phúc lợi là các chức năng chiến lược nhằm thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài cho tổ chức.
▪️ Các chức năng tác nghiệp: Quản lý hiệu suất công việc, quan hệ lao động và hệ thống thông tin nhân sự là các chức năng tác nghiệp nhằm đảm bảo tổ chức vận hành hiệu quả.

Các chức năng của ngành HR có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, tuyển dụng các nhân viên giỏi sẽ giúp cải thiện hiệu suất công việc của tổ chức. Đào tạo và phát triển nhân viên sẽ giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên, từ đó giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Việc cung cấp chế độ lương thưởng và phúc lợi cạnh tranh sẽ giúp thu hút và giữ chân nhân tài cho tổ chức.

1- Tuyển dụng
Xác định nhu cầu tuyển dụng của công ty, bao gồm vị trí tuyển dụng, số lượng tuyển dụng, yêu cầu về kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên.
Soạn thảo thông tin tuyển dụng, mô tả công việc, yêu cầu ứng viên, thông tin liên hệ.
Đăng tin tuyển dụng trên các kênh tuyển dụng phù hợp, chẳng hạn như website tuyển dụng, mạng xã hội, trang web của công ty,...
Tiến hành các buổi Job-fair tại các trường Đại học, Cao đẳng.
HR cần sàng lọc hồ sơ ứng viên để chọn ra những ứng viên tiềm năng nhất.
Liên hệ với các ứng viên tiềm năng để mời họ tham gia phỏng vấn
Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho buổi phỏng vấn, bao gồm bộ câu hỏi phỏng vấn,...
Đánh giá ứng viên dựa trên kết quả phỏng vấn.
Thông báo kết quả phỏng vấn cho ứng viên.
HR cần hỗ trợ ứng viên mới trong quá trình onboarding.

2- Quản lý hiệu suất công việc
Quá trình này bao gồm việc đánh giá và cải thiện hiệu suất của nhân viên. Các hoạt động quản lý hiệu suất công việc bao gồm: thiết lập mục tiêu, theo dõi tiến độ, cung cấp phản hồi, đánh giá hiệu suất.

3- Đào tạo và phát triển
HR định kỳ đánh giá nhu cầu đào tạo của tổ chức và phát triển chương trình đào tạo phù hợp để nâng cao kỹ năng và kiến thức của nhân viên.
HR cung cấp hỗ trợ và tư vấn cho nhân viên về việc xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân: đánh giá năng lực, xác định mục tiêu nghề nghiệp ,...
Thiết lập và duy trì hệ thống đánh giá hiệu suất để đánh giá thành tựu công việc của nhân viên.

4- Lương thưởng và phúc lợi
Tính toán lương thưởng, phụ cấp và các chế độ phúc lợi cho nhân viên.
Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Quản lý hợp đồng lao động của nhân viên, bao gồm theo dõi thời hạn và các điều khoản tương ứng với từng chức vụ.
Đảm nhiệm xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến bảo hiểm và thực hiện báo cáo định kỳ..

5- Quan hệ lao động
Quan hệ lao động là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức và người lao động. Các hoạt động quan hệ lao động bao gồm: đàm phán tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, quản lý nhân viên.

6- Quản lý Hệ thống thông tin nhân sự
Hệ thống thông tin nhân sự là hệ thống dữ liệu và ứng dụng được sử dụng để quản lý thông tin về nhân viên. Các hệ thống thông tin nhân sự bao gồm: hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống chấm công, hệ thống quản lý đào tạo.

7- Phân tích và đánh giá dữ liệu
Phân tích và đánh giá dữ liệu là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu về nhân sự. Các dữ liệu nhân sự bao gồm: dữ liệu về tuyển dụng, đào tạo, hiệu suất công việc, lương thưởng và phúc lợi.

PHÒNG NHÂN SỰ CÓ NHỮNG VỊ TRÍ LÀM VIỆC NÀO?

1- HR Manager
HR Manager là từ viết tắt của cụm từ Human Resource Manager, hay còn gọi là Trưởng Phòng Nhân Sự. Đây là vị trí đứng đầu trong bộ phận nhân sự của một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, bao gồm:

Lập kế hoạch nhân sự: Nhu cầu nhân sự, nguồn cung nhân sự, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự, kế hoạch sử dụng và đãi ngộ nhân sự.
Tuyển dụng nhân sự: Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, triển khai các hoạt động tuyển dụng, đánh giá ứng viên và tuyển dụng nhân sự phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Đào tạo và phát triển nhân sự: Xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình đào tạo và phát triển, đánh giá hiệu quả đào tạo và phát triển.
Quản lý hiệu suất: Triển khai đánh giá hiệu suất nhân viên, phân tích kết quả đánh giá hiệu suất và đưa ra các biện pháp cải thiện.
Quản lý lương thưởng: HR Manager cần xây dựng, triển khai và đánh giá hiệu quả của chính sách lương thưởng.
Quan hệ lao động: Quản lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.

2- HR Executive
Vị trí HR Executive chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động nhân sự của công ty. Các công việc chính bao gồm:

Lập kế hoạch và triển khai các chiến lược nhân sự
Giám sát và đánh giá hiệu quả của các hoạt động nhân sự
Quản lý các nhân viên nhân sự cấp dưới
Tư vấn cho ban lãnh đạo về các vấn đề nhân sự

3- Talent Acquisition Manager
Chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình tuyển dụng và thu hút nhân tài cho công ty. Vị trí Talent Acquisition Manager đảm nhiệm:
Lập kế hoạch và triển khai các chiến lược tuyển dụng.
Tuyển dụng các vị trí cấp cao và cấp trung.
Xây dựng và phát triển thương hiệu tuyển dụng của công ty
Đánh giá hiệu quả của quá trình tuyển dụng.

4- Chuyên viên tuyển dụng
Chuyên viên tuyển dụng là người chịu trách nhiệm tìm kiếm, lựa chọn và tuyển dụng nhân sự cho các doanh nghiệp. Họ là cầu nối giữa các doanh nghiệp và ứng viên, giúp doanh nghiệp tìm được nhân tài phù hợp với nhu cầu phát triển, đồng thời giúp ứng viên tìm được công việc phù hợp với năng lực và sở thích.
Phân tích nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp: Vị trí tuyển dụng, yêu cầu công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ,...
Tìm kiếm ứng viên: Đăng tin tuyển dụng trên các trang web tuyển dụng, tham gia các hội chợ việc làm, liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng,... để tìm kiếm ứng viên tiềm năng
Lựa chọn ứng viên: Sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn ứng viên để lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất.
Đàm phán và chốt hợp đồng: Đàm phán với ứng viên về mức lương, chế độ đãi ngộ,... và chốt hợp đồng lao động với ứng viên trúng tuyển.

5- Chuyên viên C&B (compensations and benefits – tiền lương và phúc lợi). Chuyên viên C&B chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến tiền lương và phúc lợi cho nhân viên. Bao gồm:
Xây dựng và ban hành các chính sách về tiền lương và phúc lợi: Chuyên viên C&B sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan để xây dựng và ban hành các chính sách về tiền lương và phúc lợi cho nhân viên trong doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng nhu cầu của nhân viên
Tính toán và chi trả lương thưởng theo đúng quy định của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
Quản lý chế độ phúc lợi: Bảo hiểm, nghỉ phép, nghỉ ốm, phụ cấp, trợ cấp,...
Giải quyết các vấn đề liên quan đến lương thưởng và phúc lợi: Khiếu nại, thắc mắc của nhân viên,....

6- HR Administrator
HR Administrator là vị trí chịu trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính, hỗ trợ cho các hoạt động quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Cụ thể, các công việc của HR Administrator bao gồm:

Hỗ trợ các hoạt động tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đào tạo và phát triển nhân sự.
Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, quy định liên quan đến nhân sự, phúc lợi, lương thưởng,...
Hỗ trợ công việc hành chính nhân sự như quản lý hồ sơ nhân viên, tính lương, bảo hiểm,...
Hỗ trợ hoạt động khác của bộ phận nhân sự như nghiên cứu thị trường lao động, quản lý văn hóa doanh nghiệp,...

7-HR Assistant
Chịu trách nhiệm hỗ trợ các công việc của HR Executive và Talent Acquisition Manager.
Phối hợp với các phòng ban khác trong quá trình tuyển dụng
Thực hiện các công việc hành chính của bộ phận nhân sự
Hỗ trợ các hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự

8- Headhunter
Chuyên gia tìm kiếm và cung ứng nhân tài cho các công ty:
Xây dựng và phát triển mạng lưới mối quan hệ
Tìm kiếm và tiếp cận ứng viên tiềm năng
Cung ứng ứng viên cho các công ty.
(HRC Academy tổng hợp)

Bình luận