Bài Viết QTNS - HRM

NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ CÁCH THÁO GỠ

NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ CÁCH THÁO GỠ

01/04/2025

672 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG QUẢN LÝ NHÂN SỰ VÀ CÁCH THÁO GỠ

  1. Giám sát quá khắt khe

Vì tâm lý lo sợ nhân viên lười biếng hoặc gian lận nên người quản lý luôn giám sát sát sao bên cạnh nhân viên.

Cách này vừa tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của người quản lý, vừa khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái, luôn trong trạng thái khó chịu khi làm việc, tác động đến năng suất làm việc và mối quan hệ giữa nhân viên với người quản lý.

  1. Mất nhiều thời gian tính lương

Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng nhân viên nhiều thì công việc tính lương vào mỗi cuối tháng - đầu tháng khá phức tạp. Nhân viên nhân sự thường mất rất nhiều thời gian để tính lương.

  1. Nhân viên phàn nàn nhiều vấn đề

Bộ phận nhân sự thường xuyên thay mặt người lãnh đạo để giải quyết thật “êm” những vấn đề nhạy cảm như mẫu đơn xin nghỉ phép/nghỉ việc, chính sách lương thưởng và các chế độ...

null

  1. Nhân viên thiếu sự gắn kết

Môi trường làm việc có sự kết nối giữa các nhân viên là điều kiện vô hình giúp họ hăng say làm việc, đạt năng suất cao. Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp, tình trạng nhân viên thiếu gắn kết vẫn diễn ra phổ biến vì một số lý do: người lãnh đạo không tạo động lực, không ghi nhận xứng đáng, hoạt động nội bộ thiếu hiệu quả...

  1. Khó theo dõi vị trí nhân viên

Vì tính chất công việc nên một bộ phận nhân viên của doanh nghiệp phải thường xuyên làm việc bên ngoài văn phòng. Điều này gây ra sự bất tiện khi người quản lý muốn nắm rõ thông tin vị trí nhân viên đang ở đâu để theo dõi và điều hành công việc hiệu quả.

  1. Khó tuyển dụng nhân sự

Một số doanh nghiệp chưa tiếp cận đúng kênh để kết nối người tìm việc. Ngoài ra, lý do có thể xuất phát từ việc thiếu thông tin để người quản lý đánh giá chính xác năng lực của ứng viên.

  1. Khó chấp nhận sự thay đổi với một tâm lý cởi mở

Một trong những thách thức lớn trong nhân sự là bắt kịp với những thay đổi liên tục của thế giới. Thay đổi và phát triển mới là yếu tố cốt lõi để tạo nên thành công. Tuy nhiên, một số nhà quản lý nhân sự chưa nắm bắt được những cơ hội chuyển đổi số và chuẩn bị cho nhân viên. Vì thế mà gây mất thời gian, giảm hiệu suất và đánh mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc hiểu về nguồn nhân lực thế hệ Z cũng quan trọng không kém. Đây là lực lượng lao động chính ở hiện tại, họ rất tài năng nhưng cũng khó nắm bắt. Các doanh nghiệp muốn tận dụng thế mạnh của thế hệ này phải học cách làm việc với họ, hiểu quan điểm, phong cách làm việc và những gì họ có thể mang lại.

  1. Tạo kết nối giữa nhân viên và lãnh đạo

Nhiều người nghĩ rằng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và thân thiết với các lãnh đạo cấp trên đôi khi không quan trọng đến thế.

Dẫu vậy, nếu nhân viên không thấu hiểu được tâm tư, khát vọng, không cảm nhận được những hoạch định mà sếp mình thực sự muốn truyền tải là gì, thì rất khó để họ có thể đạt được đúng yêu cầu đã đề ra.

  1. Xây dựng thời gian làm việc hợp lý

Mỗi một công ty, tập đoàn sẽ phát triển một loại hình sản phẩm riêng, hướng tới đối tượng khách hàng riêng. Cũng vì vậy, không phải địa điểm làm việc nào cũng chỉ kéo dài 8 tiếng hành chính trong một ngày. Bởi thế, rất nhiều trụ sở yêu cầu bạn phải xây dựng lịch công tác theo ca, kíp và đảm bảo luôn có người túc trực theo chỉ định.

VÀ GIẢI PHÁP LÀ GÌ?

  1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng

Là một người quản lý, chúng ta cần có chiến lược cũng như những mục tiêu rõ ràng cho công việc của mình đồng thời cũng phải tạo được mục tiêu chung cho nhân viên để mọi người cùng cố gắng thực hiện.

Đặt ra mục tiêu rõ ràng cho nhân viên là yếu tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy tinh thần làm việc và giúp mọi người cảm thấy hứng thú hơn trong công việc.

  1. Đánh giá đúng năng lực nhân viên

Khi bạn thấu hiểu được ưu, nhược điểm của các nhân viên thì bạn mới có thể đưa ra được những giải pháp để phát triển những điểm mạnh và cải thiện những điểm yếu đó. Thông qua các hiệu quả công việc, người quản lý sẽ đánh giá được từng người để cân nhắc và sắp xếp họ vào các vị trí thích hợp nhất.

  1. Xây dựng chính sách nhân sự hiệu quả

Có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải vấn đề thiếu hụt nhân sự bởi không có được các chính sách thưởng, phạt công bằng dành cho tất cả nhân viên.

Chính vì thế, bạn nên cân nhắc để đưa ra những chính sách hợp lý để tránh xảy ra những bất đồng giữa các nhân viên.

null

  1. Tạo môi trường làm việc thân thiện

Một môi trường làm việc nhóm thoải mái sẽ tạo nên mối liên hệ và gắn kết tốt hơn trong hệ thống nhân sự. Người lãnh đạo nên thúc đẩy khả năng sáng tạo và phát triển của cả tập thể để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất. Hệ thống nhân sự sẽ tránh được những mâu thuẫn cũng như bất đồng nếu như mọi người có sự tôn trọng lẫn nhau cũng như động lực để làm việc.

  1. Xây dựng văn hóa học tập

Học tập là một yếu tố then chốt trong bất kỳ tổ chức nào. Nhân viên có kỹ năng tốt sẽ giúp một công ty đạt được lợi thế trên thị trường, tuy nhiên, đó là cũng là một vấn đề thách thức trong quản lý nhân sự. Nếu bạn xây dựng được văn hóa học tập không ngừng trong tổ chức, nhân viên sẽ cảm thấy kích thích, gắn bó hơn.

  1. Sự dụng các công cụ quản lý nhân sự

Hiện nay, rất nhiều phần mềm quản lý nhân sự tiện ích trên thị trường. Việc sử dụng phần mềm sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được phần lớn những khó khăn đã đề cập ở trên, chúng ta – những nhà quản lý nhân sự sớm lựa chọn một phần mềm phù hợp nhất cho doanh nghiệp nhé!

(𝐻𝑅𝐶 𝐴𝑐𝑎𝑑𝑒𝑚𝑦 𝑡𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝)

Bình luận