Bài Viết Tổng Hợp

9 LỜI KHUYÊN ĐẮT GIÁ GIÚP LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP BẤT CỨ ĐÂU

9 LỜI KHUYÊN ĐẮT GIÁ GIÚP LÀM CHỦ NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP BẤT CỨ ĐÂU

08/10/2024

371 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Trong hầu hết tất cả công việc đều đòi hỏi bạn phải là một người giao tiếp tốt. Một người giao tiếp tốt là một người có khả năng nói chuyện với bất cứ ai về bất kỳ vấn đề nào. Đây chính là một yếu tố quan trọng để thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả luôn được xem là yếu tố then chốt đối với sự phát triển toàn diện của một người, dù là trong công việc hay các mối quan hệ riêng tư. Do đó, để muốn thực sự thành công, bạn nên rèn luyện những kỹ năng giao tiếp – hiểu người và làm cho người khác hiểu mình.
Để muốn trở thành một người "khéo ăn, khéo nói", để có được những mối quan hệ tốt đẹp và gắn bó hơn với đồng nghiệp, bạn bè cũng như các thành viên trong gia đình. Hãy tham khảo ngay 9 lời khuyên đắt giá làm chủ nghệ thuật giao tiếp bất cứ đâu:
1. HỌC CÁCH LẮNG NGHE
Lắng nghe là một kỹ năng cần phải học và rèn luyện mới thành thạo được. Bạn không nên chỉ lắng nghe những gì đối phương nói một cách thụ động, mà bạn phải nắm bắt, hiểu rõ nội dung và thông điệp nào đó được truyền đạt.
Mọi người thường có xu hướng tập trung chuẩn bị câu hỏi tiếp theo hoặc nói ra suy nghĩ hay quan điểm cá nhân. Điều này có thể gây lãng phí thời gian và hiểu nhầm trong việc truyền tải thông điệp của đối phương. Để xác định rõ những gì đối phương nói và tránh bất cứ sự nhầm lẫn nào, bạn nên hãy tập trung vào thông điệp được gửi gắm. Khi làm được như vậy, bạn sẽ được bạn bè, đồng nghiệp hay người thân trong gia đình sẽ đánh giá cao kỹ năng lắng nghe thấu đáo của bạn.
2. GIAO TIẾP BẰNG MẮT
Người thường xuyên giao tiếp bằng mắt với đối phương thường được xem là người hiểu biết, đáng tin cậy và chân thành. Điều này chứng tỏ bạn quan tâm đến những gì họ đang nói và đối phương có cái nhìn tích cực hơn về sự tương tác trực tiếp, kết nối hơn với bạn. Ngược lại, nếu bạn nhìn vào sàn nhà hoặc ngoài cửa sổ, điều này sẽ khiến người đối diện nghĩ rằng bạn không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện nữa.
Tuy nhiên, không nên nhìn chằm chằm, cũng không nên đảo mắt lên xuống liên tục. Điều này sẽ làm đối phương cảm thấy bị gò bó, không thoải mái dễ gần, dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Thêm nữa, bạn nói chuyện với bất cứ ai cũng không nên tập trung ánh mắt vào khiếm khuyết trên cơ thể họ, có thể bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực trong đầu đối phương.
3. ĐẶT CÂU HỎI
Trong cuộc trò chuyện, sẽ không tránh khỏi việc bạn không nắm rõ thông tin được truyền đạt hay hiểu sai lệch thông tin của đối phương. Khi đó, bạn nên đặt câu hỏi cho đối phương, để làm rõ những điều mình đang thắc mắc về câu chuyện của đối phương, từ đó bạn có thể nắm bắt một cách tổng quan và đánh giá một cách chính xác nhất.
4. TƯ THẾ CỞI MỞ
Tư thế trong giao tiếp có thể làm tăng giá trị của những thông điệp cần truyền tải. Vì thế, khi giao tiếp, tránh tư thế thõng hai vai hay quá gồng mình, điều này thể hiện thái độ miễn cưỡng, không thoải mái ở bạn. Tư thế tốt nhất khi giao tiếp với đối phương là hơi rướn ngực, vai mở rộng. Hạn chế việc khua chân múa tay, cử động không ngừng trong lúc nói chuyện.
5. TỰ TIN KHI NÓI CHUYỆN
Tự tin khi nói chuyện sẽ giúp chúng ta gửi gắm tâm tư tình cảm vào trong từng câu nói, dễ dàng truyền đạt thông điệp của bạn. Nếu bạn giao tiếp cởi mở, trực tiếp và rõ ràng, điều này sẽ giúp mọi người thấy rằng bạn tự tin vào những gì bạn đang nói và từ đó họ có thể tin tưởng nhiều hơn vào những thông tin bạn đưa ra. Ngược lại, ngay chính bản thân bạn còn không tự tin vào những thông tin mà bạn đưa ra thì làm làm sao đối phương tin tưởng được.
6. ĐƠN GIẢN HÓA VẤN ĐỀ
Sự đơn giản vô cùng quan trọng trong một thế giới đầy phức tạp này. Giữa hàng loạt những thông tin rối mắt và liên tiếp xảy ra, những gì đơn giản nhất lại luôn gây sự chú ý nhất.
Để đơn giản hóa một câu chuyện lại không hề đơn giản, đặc biệt có quá nhiều thông tin bạn muốn truyền đạt và không muốn bỏ sót khía cạnh nào. Tuy nhiên, bạn cần đặt ưu tiên hàng đầu cho những điều mà mọi người có xu hướng dễ quên nhất.
Điều này đặc biệt quan trọng trong công việc ở cả các cuộc hội thoại bằng lời nói cũng như thông qua email.
7. BIẾT ĐỐI PHƯƠNG LÀ AI
Khi biết rõ đối tượng giao tiếp của bạn là ai sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả nhất. Khi bạn giao tiếp với sếp nên có một phong cách giao tiếp nhất định và phù hợp. Còn một kiểu giao tiếp khác để trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp. Với người bạn đời, bạn cũng nên có cách giao tiếp riêng cũng như một cách khác để bắt đầu một câu chuyện với những đứa con thân yêu.
8. HÃY ĐỘNG VIÊN VÀ KHÍCH LỆ
Bạn nên đưa ra những lời nói, hành động hay lời khen ngợi để động viên người khác khi đối phương có tâm trạng buồn, không vui. Khi đó, đối phương sẽ cảm thấy được chào đón, được mong chờ, được coi trọng và được đánh giá cao trong quá trình giao tiếp.
Khích lệ, động yên là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả như mong đợi. Để làm được điều đó, bạn hãy cố gắng bảo đảm tất cả mọi người đều tham gia vào quá trình tương tác hoặc giao tiếp. Bạn hãy đảm bảo việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả và dùng những câu hỏi có tính gợi mở để đối phương dễ dàng tương tác lại.
9. TẠM DỪNG TRƯỚC KHI PHẢN ỨNG

Những người có câu hỏi hay và lắng nghe thận trọng thường là những người bán hàng giỏi nhất. Tránh tình trạng khách hàng vừa dứt lời nói mà vội vàng nhảy vào trả lời ngay bởi đoạn đường từ lắng nghe đến trả lời còn có một “điểm dừng chân” góp phần tăng 30% cơ hội đàm phán thành công mà ít người biết. Hay còn được gọi là sự tạm ngưng – một kỹ năng quan trọng để làm chủ cuộc chơi.

Bình luận