03/01/2025
567 người xem
0/5 trong 0 lượt đánh giá
Trong môi trường làm việc đầy cảm xúc và lo âu cao, những nhà lãnh đạo giỏi nhất thường áp dụng phong cách lãnh đạo linh hoạt hơn. Sau đây là 4 chiến lược mà nhà lãnh đạo có khả năng cảm xúc cao có thể sử dụng để đội ngũ của họ vượt qua bất kỳ thời điểm mà nhân viên bị phân tâm hoặc lo âu.
1. Đừng vội tìm cách giải quyết mọi vấn đề ngay lập tức
Khi xuất hiện căng thẳng, nhiệm vụ của nhà quản lý là đảm bảo rằng công việc không thể thành nguồn cơn căng thẳng không cần thiết. Thông thường, nhà quản lý khi lo lắng sẽ vội vàng hành động, làm cho nhân viên của họ bị ngập trong những báo cáo và đột ngột quản lý từng chi tiết của công việc đang diễn ra.
Khi cảm thấy tương lai có vẻ không chắc chắn, chúng ta có xu hướng nhận thêm hoặc tạo ra những nhiệm vụ và trách nhiệm quá mức. Những nỗ lực này cho chúng ta cảm thấy dường như mình đã kiểm soát tình hình hơn, tuy nhiên điều này chỉ dẫn đến kiệt sức và căng thẳng nhiều hơn. Những nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng điều này chỉ khiến cho nhân viên cảm thấy khó khăn hơn trong lúc họ đang cần sự ổn định.
Với tư cách là nhà lãnh đạo, bạn hãy kiềm chế bản năng tự nhiên của mình là muốn chạy trốn khỏi sự khó chịu. Thay vì biến sự bận rộn thành rào cản, hãy dừng lại, thừa nhận và chấp nhận nó.
2. Thay vì chỉ thông báo tin tức mới, hãy chia sẻ thông tin tổng quát và sự tích cực để giữ vững tinh thần đội ngũ
Khi căng thẳng gia tăng, tin đồn bắt đầu lan truyền. Để ngăn chặn lo lâu lây lan không cần thiết, hãy minh bạch nhất có thể. Tất nhiên, đừng làm phiền đội nhóm của bạn bằng những thông báo hoặc những câu hỏi không cần thiết.
Trước khi các cuộc họp nhóm diễn ra, hãy tự hỏi mình: “Có điều gì tôi chưa nói không? Điều mọi người đang chờ đợi là gì và tình trạng hiện tại của việc nhận câu trả lời là gì?”. Sau đó đánh giá phần nào của câu trả lời của bạn sẽ hữu ích cho đội nhóm.
3. Cung cấp một lộ trình rõ ràng
Hướng dẫn rõ ràng về các ưu tiên sẽ giảm thiểu sự nhầm lẫn và giúp đội ngũ của bạn đạt được tiến bộ. Khi bạn không cung cấp một lộ trình rõ ràng, mọi người sẽ cảm thấy bối rối và có xu hướng ưu tiên những nhiệm vụ không khẩn cấp và không quan trọng.
Mục tiêu của bạn là ngăn chặn việc lãng phí năng lượng và sự tập trung của mọi người. Do đó, hãy tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong nhóm có thể tập trung vào những nhiệm vụ mà bạn quan tâm nhất.
Một lộ trình rõ ràng cũng giúp mọi người nhận thấy được cách mà nỗ lực của họ đóng góp vào mục tiêu cao hơn, điều này khiến họ cảm thấy an tâm trong vai trò của mình.
4. Nhận thức rằng sẽ có những phản ứng khác nhau, hãy hỗ trợ họ
Những thay đổi đáng kể so với tình hình hiện tại, sự thay đổi chính sách hoặc điều kiện kinh tế không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến ngành của bạn, mà còn đến sức khỏe tinh thần của các thành viên trong đội ngũ.
Bằng cách đảm bảo cập nhật những gì đang diễn ra, bạn có thể dự đoán khi nào đội ngũ của mình có thể bị ảnh hưởng và phân tâm. Do đó, hãy chuẩn bị để giải quyết bất kỳ mối quan ngại nào mà đồi ngũ của bạn có thể có.a