Bài Viết Tổng Hợp

4 BÍ QUYẾT TRUYỀN CẢM HỨNG CHO NHÂN VIÊN

4 BÍ QUYẾT TRUYỀN CẢM HỨNG CHO NHÂN VIÊN

12/10/2024

457 người xem

0/5 trong 0 lượt đánh giá

Mỗi người sinh ra đều có khả năng lãnh đạo bẩm sinh, và cách chúng ta nuôi dưỡng khả năng đó quyết định bạn sẽ thành công hay không. Như một hạt giống, khả năng lãnh đạo cần được nuôi dưỡng, chăm sóc và cần sự kích hoạt.

Hành trình đến thành công của một tổ chức không phải lúc nào cũng thuận lợi, kể cả khi đã nắm được tầm nhìn và chiến lược, không phải lúc nào nhân viên cũng tràn đầy cảm hứng và động lực như ban đầu. Sau đây là các kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo biết truyền cảm hứng cho nhân viên:
1. Xây dựng tầm nhìn có ảnh hưởng
Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn có nhiệm vụ là vẽ ra một tầm nhìn đầy cảm hứng cho doanh nghiệp và tạo động lực cho nhân viên. Một tầm nhìn có sức ảnh hưởng gồm 2 thành phần: Tư tưởng cốt lõi và Sự hình dung về tương lai.
Tư tưởng cốt lõi là nhân tố xuyên suốt của một doanh nghiệp, là thứ gắn kết mọi thứ lại với nhau, bao gồm mục đích và giá trị cốt lõi. Hình dung về tương lai là hành động mang mục tiêu to lớn và táo bạo, khiến nhân viên hào hứng làm việc và biến chúng thành hiện thực. Muốn thúc đẩy động lực của nhân viên, điều cần thiết là phải đưa ra mô tả sinh động về việc “doanh nghiệp của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai” nếu đạt được những mục tiêu đã đề ra.
2. Sự kết nối giữa tầm nhìn của doanh nghiệp và nhân viên
Khi truyền đạt cho nhân viên về tầm nhìn của doanh nghiệp, hãy xác định vai trò của nhân viên với quá trình thực hiện tầm nhìn đó một cách rõ ràng. Tất cả mọi người đều phải biết họ cần làm gì, làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Khi nhân viên nhận diện được vai trò của họ đối với tầm nhìn của doanh nghiệp, họ sẽ cảm thấy tự hào và phấn đấu vì lợi ích chung của doanh nghiệp.
3. Quản lý tiến độ trong quá trình thực hiện tầm nhìn
Để quản lý tốt tiến độ của tầm nhìn, bạn cần hai nhân tố: Quản lý dự án và Quản lý sự thay đổi. Làm sáng tỏ vai trò của từng nhân viên và kết nối chúng với kế hoạch của bạn. Mọi người cần phải được nắm rõ những gì họ phải chịu trách nhiệm, và cách bạn định hướng doanh nghiệp tới thành công như thế nào.
Hãy đặt những mục tiêu một cách thông minh, gồm những mục tiêu ngắn hạn để đội nhóm của bạn có thể hoàn thành mục tiêu và đạt kết quả tốt nhất. Để theo đuổi mục tiêu, hãy xây dựng và phát triển tinh thần tự giác, tự kỷ luật, và sức chịu đựng của bạn.
Đừng ngồi yên một chỗ mà hãy chủ động quan sát tiến độ làm việc của nhân viên, điều này giúp bạn kết nối được với công việc hằng ngày cũng như hỗ trợ một cách kịp thời cho đội, nhóm của mình.
4. Văn hóa dũng cảm
Nếu nhân viên lo sợ khi mắc sai lầm, đồng nghĩa với việc họ cũng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội. Ở một khía cạnh nào đó, nhận thức được rủi ro cũng là một điều tốt. Nhưng nếu điều này được khuyến khích và trở thành thói quen thì doanh nghiệp sẽ không thích ứng tốt với những thay đổi. Hậu quả là sẽ bị các đối thủ khác vượt mặt.

Nhà lãnh đạo cần xây dựng “văn hóa dũng cảm” bằng cách loại bỏ cảm giác sợ hãi từ nhân viên. Thay vì lo lắng và né tránh những rủi ro, hãy khuyến khích, động viên và rèn luyện họ đối mặt với vấn đề, từ đó nhìn nhận vấn đề ở nhiều khía cạnh và đưa ra các giải pháp thích hợp trong quá trình làm việc.

Bình luận